Đà Nẵng trở vào: Từ 12h trưa 10/11, dân về lại nhà mình

Sáng 10/11, phát biểu tại cuộc họp cuối cùng của Sở chỉ huy tiền phương đối phó bão số 14 (đóng tại Đà Nẵng), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí cho các tỉnh, thành từ Đà Nẵng trở vào tổ chức đưa dân sơ tán tránh bão trở về nơi ở cũ từ 12h trưa cùng ngày!

Phó Thủ tướng gần như... thở phào!

Báo cáo với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp sáng 10/11 (Infonet đã đưa tin), Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Hồng Hà cho hay, lúc 7h sáng 10/11, vị trí tâm bão Haiyan nằm ở 16,50 Bắc - 110,20 Đông, cường độ cấp 13 - 14, giật cấp 16, cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc. Hoàn lưu bão đang bao phủ toàn bộ vùng biển ngoài khơi Quảng Trị - Đà Nẵng. 

Đà Nẵng trở vào: Từ 12h trưa 10/11, dân về lại nhà mình - ảnh 1
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần nhơ thở phào... (Ảnh: HC)

Ông Hồng Hà cho biết, theo ghi nhận của rađa thời tiết từ lúc 7h đến 9h sáng 10/11 thì tâm bão di chuyển khá ổn định theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30km, đi dọc theo bờ biển các tỉnh Trung bộ (cách bờ biển khoảng 70 - 100km) và càng di chuyển lên phía Bắc thì cường độ càng suy giảm.

Dự kiến khoảng 6 - 8h sáng 11/11, vùng tâm bão có khả năng đi vào khu vực các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng Bắc bộ với cường độ cấp 10 - 11, giật cấp 12 - 13. Sau đó bão có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Bắc và Đông Bắc và tiếp tục suy yếu (so với tối hôm qua dự báo có khả năng đổ bộ vào các vùng từ Thanh Hoá - Ninh Bình).

"Như vậy khu vực phía Nam tỉnh Quảng Ngãi đến Phú Yên không còn khả năng có gió bão. Do bão di chuyển theo hướng ổn định với tốc độ 30km/h nên đến thời điểm này có thể nói Quảng Nam, Đà Nẵng cũng đã thoát ra khỏi vùng tác động của hoàn lưu bão, không còn nằm trong vùng nguy hiểm để phải áp dụng các biện pháp phòng tránh!" - ông Hồng Hà nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần như thở phào: "Cũng mừng lắm các đồng chí ạ! Vì như tối hôm qua thông báo thì có 1.200 người chết ở Philippines và còn cao hơn nữa, người ta phải nhặt xác chết trên đường phố. Những nhà cao tầng cũng bị tốc mái, nhà cấp 3 thì đổ hết, bay tất cả xe ôtô đậu ngoài đường. Có thể nói là một sự tàn phá khủng khiếp. Theo thông tin ban đầu thì một số TP lớn ở miền Trung Philippines bị tê liệt hoàn toàn!". 

Đà Nẵng trở vào: Từ 12h trưa 10/11, dân về lại nhà mình - ảnh 2
Sau khi Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Hồng Hà, báo cáo các tỉnh, thành từ Đà Nẵng không còn nằm trong vùng nguy hiểm của bão Haiyan, và bão càng di chuyển ra phía Bắc thì cường độ càng suy giảm! (Ảnh: HC) 

Đã sơ tán gần 600.000 dân tránh siêu bão Haiyan

Báo cáo tại cuộc họp, ông Hoàng Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho hay, cho đến nay chưa có thông tin thiệt hại về tàu thuyền do bão Haiyan. Các tàu hoạt động ở khu vực giữa biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa, đã vào các đảo trú tránh, một số đã di chuyển xuống phía Nam. Có 5 tàu hoạt động ở khu vực Bắc biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) đang di chuyển lên phía Bắc và cũng chưa có thông tin gì về thiệt hại.

Tính đến 6h sáng 10/11, các tỉnh, thành trong khu vực đã sơ tán 166.603 hộ/597.000 người, tăng 33.743 hộ/102.801 người so với báo cáo lúc 21h tối 9/11. Trong đêm, Quảng Nam sơ tán thêm 15.062 hộ/48.316 người (tổng cộng 49.052 hộ/165.988 người); Quảng Ngãi sơ tán thêm 18.681 hộ/54.185 người (tổng cộng 38.253 hộ.127.201 người), Đà Nẵng sơ tán 20.370 hộ/76.968 người, Bình Định cũng sơ tán thêm 300 người già, trẻ em... Hiện các tỉnh thành từ Phú Yên đến Quảng Bình đã tạm dừng công tác sơ tán dân.

Thay mặt Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho rằng: "Hiện các khu vực vẫn đang duy trì trực tìm kiếm cứu nạn theo quy định, riêng đối với khu vực từ Đà Nẵng trở vào đã có thể xem xét đưa nhân dân phải đi sơ tán tránh bão về lại nơi cư trú được rồi, nhưng cần tiếp tục theo dõi sát tình hình vì gió ở khu vực cảng Đà Nẵng vẫn còn khá lớn!".

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết cho biết, đêm qua các quận, huyện trên địa bàn đã thực hiện di dời dân đúng kế hoạch. Qua kiểm tra sáng 10/11 thì tất cả đều đảm bảo an toàn trong quá trình sơ tán dân. Hiện TP đang chuẩn bị đưa dân về lại nơi ở cũ, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn về người và cho các chợ hoạt động lại bình thường. Tuy bão không vào trực tiếp Đà Nẵng nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên có thể xảy ra lũ trên thượng nguồn. Vì vậy TP đang tập trung phòng chống lũ ở các xã miền núi. 

Đà Nẵng trở vào: Từ 12h trưa 10/11, dân về lại nhà mình - ảnh 3
Các hộ dân phải đi sơ tán tránh bão từ Đà Nẵng trở vào sắp được trở về nhà! (Ảnh: HC)

Cho dân đi sơ tán trở lại nơi ở cũ từ 12h trưa 10/11

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nếu siêu bão Haiyan vào Việt Nam sẽ gây ra "một sự tàn khốc không kém gì Philippines". Do vậy, sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước chúng ta về việc phòng chống đồng bộ, cụ thể, rốt ráo để đề phòng cơn bão này đổ vào, hạn chế thấp nhất thiệt hại là vô cùng cần thiết. "Cho nên chúng ta không phí công, phí sức trong việc chỉ đạo đâu, mà đó chính là ý thức trách nhiệm của các cấp Đảng, chính quyền từ TƯ đến địa phương đối với tính mạng, tài sản của nhân dân, của nhà nước!" - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Ông đặc biệt biểu dương các tỉnh, thành thuộc Quân khu 5 đã di dời hàng chục vạn hộ với gần 600.000 dân đến nơi an toàn một cách kịp thời, đảm bảo việc ăn ở và an ninh trật tự trong lúc sơ tán và đến giờ này chưa nghe nói có người nào bị tai nạn, hay có vụ mất cắp nào xảy ra khi thực hiện sơ tán dân. Các cơ sở trường học, bệnh xá, các cơ sở của quân đội... đã được trưng dụng cùng biết bao hành động cụ thể, sáng tạo khác của chính quyền các địa phương phục vụ cho việc sơ tán dân.

Căn cứ tình hình diễn biến thực tế của bão số 14, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định bão khó có khả năng quay trở lại nên nhất trí cho các địa phương từ Đà Nẵng trở vào tổ chức đưa dân đi sơ tán trở về nơi ở cũ kể từ 12h trưa 10/11, ngoại trừ các đảo lớn, đông dân như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Chàm (Quảng Nam)... vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn của hoàn lưu bão, gió mạnh.

"Cho rút dân về là cần thiết nhưng rút thế nào? Khi đi thì ầm ầm, có người khiêng, người cõng, còn khi về thì sao? Tôi đề nghị các địa phương, đặc biệt là lực lượng công an, quân đội, thanh niên hỗ trợ đưa dân về, người già, người ốm đau được cõng, được khiêng... để đảm bảo cuộc rút về an toàn, trật tự, nề nếp và trách nhiệm chứ không phải khi đi ầm ầm khí thế nhưng khi về thì hẩm hiu một mình, nhất là các cụ già lớn tuổi, người bệnh tật không thể đi được!" - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. 

Đà Nẵng trở vào: Từ 12h trưa 10/11, dân về lại nhà mình - ảnh 4
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết khẳng định sẽ tổ chức đưa dân đi sơ tán tránh siêu bão Haiyan trở lại nơi ở cũ một cách chu đáo, an toàn (Ảnh: HC)

Chưa thể nói đã hết bão, lũ lụt ở miền Trung - Tây Nguyên

Bên cạnh đó Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, hiện toạ độ bão vẫn còn trong khu vực miền Trung, cấp gió rất mạnh, đặc biệt là hoàn lưu bão rất lớn, rất rộng và diễn biến còn phức tạp, chưa thể hình dung nó sẽ đến điểm kết thúc như thế nào khi gặp gió mùa Đông Bắc hay khi nhiệt độ tăng... Vì vậy ông yêu cầu các cấp, ngành, địa phương và các đơn vị chức năng tiếp tục theo dõi thường xuyên tình hình bão số 14 để có chủ trương, biện pháp kịp thời, không để rơi vào bị động, lúng túng.

Đồng thời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu theo dõi chặt chẽ tình hình lũ ở miền núi, lụt ở đồng bằng; chỉ đạo bảo đảm an toàn các hồ đập vì dứt khoát sau bão sẽ là lũ. Cùng với việc chỉ đạo các hồ thuỷ điện xả lũ đúng quy trình và phối hợp chặt chẽ với các địa phương, Bộ Công thương được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cùng với Bộ Y tế tiếp tục đảm bảo cơ số thuốc men, lương thực cho người dân trong vùng

"Vì tính lịch theo lịch âm mới tháng 10 (chưa qua 23/10) nên vẫn còn lũ nên chưa thể yên tâm, chưa thể nói là hết lũ lụt ở miền Trung - Tây Nguyên. Chưa kể theo dự báo thì năm nay nước ta có ít nhất 16 cơn bão, đến nay mới cơn bão số 14 thì ít nhất còn 2 cơn bão nữa chứ không phải bình thường. Nên các Bộ Y tế, Công thương, NN-PTNT phải chỉ đạo quyết liệt hơn để đảm bảo thuốc men, lương thực, hàng hoá cho người dân" - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý.

Đồng thời ông đề nghị các lực lượng có chức năng, đặc biệt là quân đội, công an, Quân khu 5 tiếp tục chuẩn bị phương án ứng cứu khi tình huống xấu xảy ra trên địa bàn phụ trách theo phương châm "4 tại chỗ". Quân khu 5 phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban PCLB miền Trung theo dõi, đôn đốc, nắm tình hình các địa phương trong vùng để xử lý kịp thời thay thế cho sở chỉ huy tiền phương tại Đà Nẵng sẽ tạm dừng hoạt động từ ngày 11/11.

Đã có 4 người thiệt mạng do siêu bão Haiyan

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tiền phương đối phó với bão số 14, đến thời điểm này đã có 4 người chết do cơn bão này. Ngoài ông Nguyễn Hoa (57 tuổi, trú khối phố Đông Yên, phường Hoà Thuận, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) và ông Phùng Thanh Liêm (50 tuổi, ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) mà Infonet đã đưa tin còn có thêm 2 trường hợp là ông Nguyễn Văn Hiền (44 tuổi, trú thôn Mỹ An, Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam) và ông Nguyễn Giáp (54 tuổi, trú xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế). Cả 4 trường hợp này đều bị tử vong do bị tai nạn trong lúc chặt cây, chằng chống nhà cửa phòng chống bão.


HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !