Đà Nẵng: “Nên biết ơn tiền nhân để dừng lại những việc không hợp lý!”

Đó là ý kiến của Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai tại cuộc họp chiều 12/3 bàn biện pháp xử lý tình trạng xâm hại di tích quốc gia Thành Điện Hải do việc mở đường nội bộ trong Trung tâm Hành chính Đà Nẵng
Đã quá vi phạm rồi, đừng vi phạm thêm nữa!

Sau khi báo điện tử Infonet phản ảnh việc thi công tuyến đường nội bộ của Trung tâm Hành chính Đà Nẵng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích quốc gia Thành Điện Hải, chiều 12/3, ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Trưởng BQL các dự án xây dựng TP Đà Nẵng (đơn vị quản lý dự án xây dựng Trung tâm Hành chính Đà Nẵng) đã mời ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL; ông Hà Phước Mai, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng và đại diện các ban, ngành hữu quan họp khẩn nhằm tìm biện pháp khắc phục.

Đà Nẵng: “Nên biết ơn tiền nhân để dừng lại những việc không hợp lý!” - ảnh 1

Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng (giữa) và ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng nghe đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng trình bày phương án xử lý việc vi phạm di tích Thành Điện Hải ngay tại hiện trường (Ảnh: HC)

Với tư cách là người “giữ đền” do Bảo tàng Đà Nẵng đóng trên thành Điện Hải (còn quản lý nhà nước đối với di tích này là Trung tâm Quản lý di sản văn hóa và Sở VH-TT-DL. Đà Nẵng), ông Hà Phước Mai, Giám đốc Bảo tàng cho hay, lâu nay giữa Bảo tàng Đà Nẵng và BQL dự án xây dựng Trung tâm Hành chính có sự phối hợp rất chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong việc khai thác bảo tàng và thi công dự án, không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên việc thi công tuyến đường nội bộ của Trung tâm Hành chính khiến phía Bảo tàng quá bất ngờ, khách vô Bảo tàng tham quan cũng phản ảnh rất nhiều.

“Công luận người ta nói đúng quá. Mình xây Trung tâm Hành chính, xây bảo tàng ở đây là đã vi phạm di tích rồi, bây giờ làm cái ni nữa thì rất khó chấp nhận. Vì theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì mọi công trình đều phải cách khu vực bảo vệ di tích cấp độ 1, tức là cách chân thành Điện Hải ra khoảng 500m trở lên. Mình làm như thế là quá vi phạm rồi.

Cho nên bây giờ mình nên thôi, những gì vi phạm nữa thì dừng lại, chứ còn, mình cứ vi phạm nữa thì không hay với quá khứ, với tiền nhân. Từ những buổi đầu chống quân Pháp xâm lược cách đây hơn 155 năm đã có hàng ngàn người đổ máu ở đây, cho nên đất này là đất thiêng, rất linh thiêng. Đề nghị các anh nên tôn tạo, nên biết ơn, nhớ ơn tiền nhân để mà dừng lại những việc thấy không hợp lý!” – ông Hà Phước Mai nói.

Đà Nẵng: “Nên biết ơn tiền nhân để dừng lại những việc không hợp lý!” - ảnh 2

Cây đa cổ thụ gắn với di tích Thành Điện Hải được yêu cầu bảo vệ bằng mọi giá (Ảnh: HC)

Phương án đề xuất

Ông Nguyễn Văn Tâm cho hay, qua khảo sát cho thấy móng tường thành Điện Hải rất rộng và nằm dưới nền đường 3 tấc nên việc đào đất làm đường không phá hoại kết cấu, không gây lún, nứt tường thành. Tuy nhiên vị trí đặt con đường tạo cảm giác quá sát với di tích, có chỗ chỉ cách 1,9m, gây ảnh hưởng tới cảnh quan của di tích. Do vậy, qua góp ý của Sở VH-TT-DL, Bảo tàng Đà Nẵng và công luận, BQL dự án đã nghiên cứu đề xuất một số biện pháp khắc phục đưa ra xin ý kiến Bảo tàng, Sở VH-TT, Sở Xây dựng, nếu được đồng tình thì BQL dự án sẽ trình xin chủ trương của UBND TP Đà Nẵng.

Theo đó, sẽ bóp nhỏ con đường từ 10,5m xuống còn 9m và lùi vào phía Trung tâm Hành chính 1,5m. Như vậy chỗ con đường nằm gần thành Điện Hải nhất là 4,9m, còn phía ngoài rộng 6 – 7m. Đồng thời đắp lại taluy rộng 3m, trồng cỏ tạo cảnh quan, phía trên có lối đi bộ 1m dành cho du khách. Phía Bắc tường thành trước đây không có taluy, nay BQL đề xuất bỏ tuyến đường dự phòng của Trung tâm Hành chính để cũng đắp taluy cho đoạn tường thành này như ở tường thành phía Tây.

“Chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu kỹ và bàn với Bảo tàng việc thi công bãi đỗ xe ngầm phía Nam thành Điện Hải để không gây ảnh hưởng tới di tích. Ở đây toàn bộ là cọc khoan nhồi, chỉ khoan đổ bê tông thôi chứ không cọc đóng nên không bao giờ rung hết. TP cũng không cho đóng cọc vì sẽ ảnh hưởng đến chính tòa nhà Trung tâm Hành chính. Toàn bộ cọc nằm ngầm dưới đất. Cái nào gần thành Điện Hải quá thì chúng tôi sẽ tìm cách xử lý để không ảnh hưởng di tích. Ở chỗ vòng cua gần thành Điện Hải nhất là hơn 4m, nhưng nằm ngầm dưới đất, còn phía trên toàn bộ là công viên” – ông Nguyễn Văn Tâm cho hay.

Đà Nẵng: “Nên biết ơn tiền nhân để dừng lại những việc không hợp lý!” - ảnh 3

Ông Nguyễn Văn Tâm trình bày rõ thêm phương án đề xuất bỏ tuyến đường dự phòng để đắp taluy cho đoạn tường thành phía Bắc (phía sau cây đa) vốn trước đây không có taluy (Ảnh: HC)

Không thể “bóp” đường nội bộ nhỏ hơn nữa?

Ông Lê Xuân Thông, Trưởng phòng Quản lý di sản (Trung tâm Quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng) đặt vấn đề: “Ngoài phương án vừa trình bày, liệu còn phương án nào tối ưu hơn không, hay là bắt buộc phải sử dụng phần diện tích giáp với tường thành Điện Hải”.

Ông Nguyễn Văn Tâm cho hay đã khảo sát, nghiên cứu rất kỹ sau khi có các ý kiến phản ứng nhưng nhận thấy không thể “bóp” đường nội bộ này nhỏ hơn nữa. Ông giải thích: “Vì đường này từ bãi xe ngầm phía dưới Trung tâm Hành chính đi ra là đường hai chiều, nếu bóp còn 7,5m thì rất khó do lưu lượng giờ cao điểm rất lớn nên phải 9m. Bó vỉa hai bên làm hết rồi nhưng bây giờ phải tính đập luôn bó vỉa sát Trung tâm Hành chính, đẩy sát con đường vô phía này 1,5m là hết mức có thể. Như vậy là phải chấp nhận có một số phần của con đường nằm ngay trên sàn của tầng hầm!”.

Đồng thời ông trấn an mọi người không nên quá lo lắng về kết cấu của nền móng tường thành do hoạt động của xe cộ, vì: “Đây là đường xe ô tô con thôi, không có xe lớn. Hơn nữa, toàn bộ nền đất ở đây là nền đất cát, không phải như ở Hà Nội đất lún, đất mùn. Chính vì đất cát hết nên thành Điện Hải rất bền, chứ nếu gặp nền đất khác thì thành Điện Hải bây giờ nứt toác hết rồi vì đã quá lấu năm. Do thành nằm trên nền đất cát nên rất ổn định, nên việc xe con chạy đường này tôi nghĩ không có ảnh hưởng!”.

Đà Nẵng: “Nên biết ơn tiền nhân để dừng lại những việc không hợp lý!” - ảnh 4

Do BQL dự án thiếu phối hợp chặt chẽ với Bảo tàng và Sở VH-TT-DL Đà Nẵng nên nay phải đập bỏ bó vỉa, nền đá granit để "đẩy" tuyến đường nội bộ vào sát Trung tâm Hành chính Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Do phối hợp không chặt chẽ mà gây ra thiệt hại!

Sau khi nghe trình bày, ông Hà Phước Mai tương đối đồng ý với các phương án đề xuất nhưng ông lưu ý bằng mọi giá phải giữ lại cây đa cổ thụ vì nó gắn liền với di tích. Ông nêu rõ: “Theo quy định, trên di tích có những vật hiện hữu sống cùng di tích đó thì bản thân nó cũng là di tích. Cho nên cây đa đó cũng là di tích, đề nghị làm thế nào đừng chết cây đa. Hội Di sản Việt Nam cũng đã có ý kiến đề nghị đăng ký cây đa này là “cây di sản”, nên làm chết là không được!”.

Cẩn thận hơn, ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng yêu cầu ra hiện trường để BQL dự án và Viện Quy hoạch xây dụng Đà Nẵng trình bày phương án xử lý ngay trên thực địa. Qua đó, ông cũng tương đối chấp thuận phương án được nêu ra và lưu ý “phương án xử lý phải hài hòa giữa việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và đáp ứng yêu cầu dân sinh”.

Sau đó ông Trần Quang Thanh chốt lại yêu cầu văn bản báo cáo, đề xuất phương án xử lý phải được thông qua và có đầy đủ chứ ký của lãnh đạo 6 đơn vị gồm Sở VH-TT-DL, Bảo tàng, Trung tâm Quản lý di sản văn hóa, Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng và BQL dự án trước khi chính thức trình UBND TP Đà Nẵng cho chủ trương.

Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao và đến năm 1835 (Minh Mạng thứ 15) đồn được đổi tên 1à thành Điện Hải. Năm 1840, Tham tri Bộ công Nguyễn Công Trứ vào xem xét hệ thống phòng thủ ở Đà Nẵng, sau đó có đề nghị tăng cường phòng thủ các thành Điện Hải, An Hải. Năm 1847 (Thiệu Trị thứ 7), thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, thành cao hơn 5m, chung quanh 1à hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía nam (cửa chính), một cửa mở về phía đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chưa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông.

Hiện nay, tường thành phía tây, đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn còn cửa thành phía nam đã mất và phía bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lich sử hào hùng của hânh phố.

Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 – 1860.Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa –Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1988.
(Tư liệu trên trang Du lịch Đà Nẵng)


HẢI CHÂU

Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng - Hồng Diễm

Doãn Quốc Đam và Duy Hưng đóng anh em trong phim cảnh sát hình sự "Độc đạo" ăn ý hơn cả cặp đôi vàng Hồng Đăng - Hồng Diễm trên màn ảnh một thời.

Nhan sắc ngọt ngào của MC dự báo thời tiết Ngọc Khánh

Với nhan sắc xinh đẹp cùng lối dẫn duyên dáng, Vi Thị Ngọc Khánh là MC - BTV được khán giả yêu thích khi dẫn bản tin thời tiết của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội (Đài Hà Nội).

Trung thu hấp dẫn với loạt trải nghiệm chưa từng có tại Tây Ninh

Tây Ninh hứa hẹn là điểm đến hot bậc nhất Nam bộ dịp Trung thu năm nay, với Hội Yến Diêu Trì Cung đánh dấu 100 năm khai đạo Cao Đài, cùng đêm nhạc của Cẩm Ly và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen.

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ, Vượng Râu 'tình bể bình' với vợ trẻ kém 5 tuổi

NSND Kim Chi trẻ trung không ngờ với mái tóc ngắn ngang vai, nghệ sĩ Vượng Râu chụp ảnh "tình bể bình" bên vợ trẻ kém 5 tuổi.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Đang cập nhật dữ liệu !