Đà Nẵng lập Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trực tiếp làm Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (thay thế Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn) của TP

Ngày 7/8, Sở Nội vụ Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định 5247/QĐ-UBND thành lập Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT – TKCN) TP Đà Nẵng (thay thế cho Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn TP Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 137/2004/QĐ-UB ngày 18/8/2004).

Đà Nẵng lập Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn - ảnh 1

Cơn bão Nari (tháng 10/2013) từng gây nhiều thiệt hại cho TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Theo đó, Ban chỉ huy PCTT-TKCN TP Đà Nẵng do Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND TP Phùng Tấn Viết làm Phó Trưởng ban thường trực; các Phó Trưởng ban gồm Giám đốc Sở NN-PTNT, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự TP, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC và các ủy viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Sở NN-PTNT là cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP Đà Nẵng. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy đặt tại Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (số 353 Lê Thanh Nghị, TP Đà Nẵng).

Ban chỉ huy PCTT-TKCN TP Đà Nẵng có chức năng tham mưu, giúp UBND TP thực hiện nhiệm vụ PCTT theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật PCTT; xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai; chỉ huy ứng phó thiên tai, TJCN trong thiên tai trên địa bàn TP; kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN và tìm kiếm cứu nạn.

Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống lụt bão Đà Nẵng, hầu như năm nào TP này cũng có 1 - 2 cơn bão mạnh, 1 - 2 đợt lũ lớn. Trong 15 năm trở lại đây đã có 26 cơn bão, 46 đợt lũ lớn làm 219 người chết, 226 người bị thương, 138.134 nhà bị hư hỏng, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề. Tổng thiệt hại lên đến trên 9.400 tỉ đồng. Trong khi đó, theo Bộ TN-MT, thời gian tới nguy cơ xuất hiện những trận siêu bão trên Biển Đông và những đợt mưa rất to, lũ vượt xa báo động III ở Đà Nẵng là rất lớn.

Do vậy Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai trên địa bàn. Hiện phương án này đã được phê duyệt, có nhiều điểm mới so với các phương án được lập trước đây. Đó là đưa vào được các nội dung căn bản của Luật PCTT vừa được Quốc hội ban hành, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật như phân vùng nguy cơ thiên tai, phân cấp độ rủi ro thiên tai, quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, chỉ huy trong ứng phó thiên tai…

Phương án được phân ra cụ thể cho từng loại thiên tai, trong từng loại thiên tai xây dựng phương án cho từng mức độ nguy hiểm khác nhau. Phương án có 6 kịch bản ứng phó với bão và bão mạnh; ứng phó với bão rất mạnh và siêu bão; ứng phó với lũ, mức lũ tại Cẩm Lệ đạt mức báo động III, trên báo động III + 1m, trên bao động III + 1,5m và trên báo động III + 2,0m; ứng phó với lũ quét; ứng phó vỡ hồ chứa và ứng phó với sóng thần.

Đáng chú ý, từ diễn biến của siêu bão Haiyan 2013, lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng quyết liệt chỉ đạo đưa vào phương án mới lập các phương án về ứng phó siêu bão. Trong ứng phó siêu bão, vấn đề sơ tán dân rất quan trọng, địa điểm sơ tán có ý nghĩa quyết định. Do vậy địa điểm sơ tán được rà soát kỹ càng, các địa phương đề xuất, Sở Xây dựng kiểm định đảm bảo là nơi an toàn cho nhân dân trú ẩn khi xảy ra với siêu bão.

Được biết, phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với các kịch bản thiên tai trên địa bàn TP Đà Nẵng được xây dựng từ dưới lên, đảm bảo 3 giai đoạn là chuẩn bị trước thiên tai, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Thống kê chi tiết về lực lượng, chỉ huy, phương tiện và hậu cần. Ngoài ra, phương án được tách riêng theo loại thiên tai, tách riêng cho từng địa phương cấp quận, huyện nên rất thuận tiện trong chỉ đạo, chỉ huy, điều hành.

Phương án này cũng được rút gọn thành sổ tay, cẩm nang giúp các cấp chính quyền thuận tiện trong việc chỉ đạo, chỉ huy, điều hành công tác ứng phó thiên tai, góp phần giảm thiểu thiệt hại. Theo chỉ đạo của UBND TP, đã có 70 quyển phương án, 460 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng chống thiên tai, 18000 cuốn sổ tay hướng dẫn phòng chống lụt bão được chuyển đến các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn TP.


Hải Châu - Thành Huyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !