Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp!

Việc mở tuyến đường nội bộ trong Trung tâm Hành chính Đà Nẵng đang xâm hại nghiêm trọng đến di tích quốc gia Thành Điện Hải, khiến lãnh đạo Sở VH-TT-DL và Bảo tàng Đà Nẵng phải kêu cứu khẩn cấp!

Chỉ một tháng sau khi ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng có buổi làm việc với Sở VH-TT-DL (ngày 11/2/2014) với các tuyên bố: “Sản phẩm văn hóa thẩm thấu trong đời sống xã hội, nếu không có văn hóa thì không có sản phẩm khác” và “Cần phải đầu tư thích đáng để phát triển nguồn nhân lực và đầu tư kinh phí cho các công trình, thiết chế văn hóa lớn của TP và các địa phương” thì một sự xâm hại nghiêm trọng đã xảy ra tại di tích quốc gia Thành Điện Hải.

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 1

Người ta đưa xe máy vào đào bới taluy bảo vệ tường thành di tích quốc gia Thành Điện Hải để mở tuyến đường nội bọ trong Trung tâm Hành chính Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Di tích quốc gia Thành Điện Hải đang bị “tấn công”

Chiều 11/3, PV Infonet được một số vị khách vào tham quan Bảo tàng Đà Nẵng báo tin, đơn vị thi công Trung tâm Hành chính Đà Nẵng (24 Trần Phú) đang có những hành động chẳng khác gì phá hoại di tích quốc gia Thành Điện Hải, được xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12), là tiền đồn quan trọng của quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương góp phần đánh bại cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp những năm 1858 - 1860.

Khi chúng tôi đến hiện trường, ông Hà Phước Mai, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay, do lâu nay đơn vị thi công dựng tường rào cao quá đầu người nên cán bộ, nhân viên của bảo tàng không hề biết họ làm những gì ở bên trong. Đến chiều 10/3, khi đoạn tường rào gần với tường thành Điện Hải được mở ra, ông Hà Phước Mai mới tá hỏa vì thấy sự xâm hại nghiêm trọng đối với một di tích quốc gia đang diễn ra.

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 2

Có những đoạn tường thành đã bị bóc gần sạch lớp đất taluy bảo vệ

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 3

Lối đi bộ trên mái taluy dành cho khách đi vòng quanh tường thành tham quan di tích đã bị phá sập

Theo quan sát của PV Infonet, khi mở tuyến đường nội bộ rộng 10,5m trong Trung tâm Hành chính Đà Nẵng, đơn vị thi công đã đào bới vào mái taluy âm bảo vệ dãy tường thành phía Tây Thành Điện Hải và phía trên mái taluy này là lối đi bộ dành cho du khách đi vòng quanh tường thành tham quan di tích. Thậm chí có các đoạn tường thành ở phía Tây và tường thành vòng cung từ phía Tây sang phía Bắc đã bị bóc gần sạch lớp đất taluy, để lộ ra cả chân tường thành.

“Tình trạng này đang dẫn tới nguy cơ rất lớn sạt lở di tích Thành Điện Hải. Không có taluy bảo vệ này thì đến mùa mưa, tường thành sẽ bị sập đổ. Mà đã chuẩn bị đổ rồi chứ không cần đợi tới mùa mưa nữa. Ở góc vòng cung phía Tây Bắc mà mấy ổng phá tiếp taluy ra là sẽ đổ bây chừ chứ không cần chi phải mùa mưa. Tình trạng này đang dẫn tới nguy cơ rất lớn sạt lở di tích Thành Điện Hải” – ông Hà Phước Mai nói.

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 4

Theo thiết kế, người ta sẽ "tấn công" luôn cả gốc đa cổ thụ có khả năng lập hồ sơ đề nghị công nhận "Cây di sản Việt Nam"...

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 5

nhưng do vướng am thờ dưới gốc đa nên người ta tạm dừng lại...

Không những thế, người ta còn “tấn công” luôn vào một trong hai gốc đa cổ thụ nằm sát tường thành phía Tây thành Điện Hải mà theo ông Hà Phước Mai cho biết là có cùng thời với việc xây dựng đồn lũy này, đến nay đã vài trăm năm tuổi. Mới đây, theo gợi ý của Hội Di sản Việt Nam, Trung tâm Di sản Đà Nẵng đã dự định lập hồ sơ đăng ký hai cây đa này là “Cây di sản Việt Nam” vì đã trên trăm tuổi. Tuy nhiên ông Hà Phước Mai ngăn lại vì lo sợ “nếu đăng ký rồi mà việc thi công Trung tâm Hành chính làm chết hai cây đa di sản này thì đổ nợ ra nữa, TP sẽ hứng hết hậu quả”!

Điều lo sợ của ông Hà Phước Mai hầu như đang thành sự thật. Do bị vướng am thờ dưới gốc đa nên khi đào bới taluy âm và xây bó vỉa đến đây thì đơn vị thi công tạm dừng, vòng qua bên kia đào bới tiếp. Tuy nhiên, việc đào bới gần sát vào cây đa để mở tuyến đường nội bộ Trung tâm Hành chính Đà Nẵng cũng đã phạm vào gốc đa, chặt đứt nhiều rễ cây. Ông Hà Phước Mai trực tiếp chỉ cho chúng tôi thấy nhiều cành đa bị héo rũ chứ không còn tươi tắn như trước. Và chiếu theo hướng tuyến đường nội bộ và bó vỉa đang được thi công thì nếu không có sự điều chỉnh, cây đa này coi như sẽ bị… tiêu diệt luôn!

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 6

vòng qua phía bên kia cây đa và tiếp tục đào bới taluy bảo vệ đoạn tường thành vòng cung ở phía Tây Bắc!

Đối xử với văn hóa như thế thì kinh khủng quá!

Có mặt tại hiện trường, ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, nói với PV Infonet: “Phải làm thế nào chứ đối xử với di tích quốc gia như thế này thì xót ruột quá. Không thể để sập tường thành, để mất cây đa được. Đường nội bộ thì chỉ cần đủ một chiếc ô tô đi, khoảng 6 – 7,5m là được mà không ảnh hưởng đến di tích lắm. Mở đến 10,5m để làm gì mà áp sát di tích thế này. Thiết kế thì không có cho ngành văn hóa biết gì hết. Bây giờ cứ thế mà mở đường theo thiết kế là sẽ lấy luôn cây đa, chết luôn cây đa. Mà đây là cây đa gắn liền với di tích chứ có phải bình thường đâu!”.

Không những thế, hiện đơn vị thi công xây dựng bãi đỗ xe ngầm phục vụ cho Trung tâm Hành chính Đà Nẵng đang triển khai đóng hàng loạt trụ rất lớn. Theo ông Hà Phước Mai thuật lại, ông nghe các cán bộ kỹ thuật của Ban quản lý nói, nếu đóng nữa sẽ làm nứt, sập tường thành phía Nam của di tích này nên họ cũng đề nghị nên cho tạm dừng. “Thiệt kinh quá. Mấy ổng đối xử với văn hóa, với một di tích quốc gia duy nhất của cả nước còn lại là chứng tích ghi dấu buổi đầu đánh Pháp của quân dân ta cách đây hơn 155 năm như thế này thì kinh khủng quá!” – ông Hà Phước Mai nói.

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 7

Ông Hà Phước Mai, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng: "Người ta đối xử với một di tích quốc gia duy nhất của cả nước còn lại là chứng tích ghi dấu buổi đầu đánh Pháp của quân dân ta cách đây hơn 155 năm như thế này thì kinh khủng quá!”

“Vì sao mở đường mà lại áp sát vào di tích như thế?” – chúng tôi đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hữu Hinh, Phó BQL dự án xây dựng Trung tâm Hành chính Đà Nẵng. Ông trả lời: “Bởi vì thiết kế đường 10,5m thì phải tới đó. Tổng mặt bằng đường 10,5m duyệt hết rồi, cách bờ thành ra bao nhiêu có hết rồi, định vị hết rồi. Nên mình cứ rứa mà làm thôi chứ không nghĩ đó là đất cát, đụng vô là rớt chứ không phải đất thịt mà anh xắn được”.

“Lẽ ra khi cho thi công, các anh nên hỏi bên bảo tàng trước chứ?” – chúng tôi hỏi tiếp. Ông Nguyễn Hữu Hinh nói: “Cái mặt bằng ở đó nói thiệt là bọn tôi vừa mới triển khai, có chú ý mấy đâu. Cuối cùng đào ra mới thấy nguy hiểm quá”. Tuy nhiên ông vẫn tỏ ra rất bình thản: “Có gì đâu, tôi dừng thi công hôm qua rồi, bởi vì đào ra tôi thấy hễ đụng vô là nó rớt, cho nên tôi lập biên bản hôm qua cho dừng lại rồi”.

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 8

Ông Nguyễn Hữu Hinh, Phó BQL dự án xây dựng Trung tâm Hành chính Đà Nẵng: "Thiết kế đường 10,5m thì phải tới đó. Tổng mặt bằng đường 10,5m duyệt hết rồi, cách bờ thành ra bao nhiêu có hết rồi, định vị hết rồi. Nên mình cứ rứa mà làm thôi !"

Thực ra, việc “tạm dừng” hoàn toàn không phải là sự chủ động của BQL dự án và đơn vị thi công nhằm tránh gây mất an toàn cho di tích quốc gia Thành Điện Hải. Ông Hà Phước Mai cho hay, chiều hôm qua 10/3, ngay khi phát hiện vụ việc, ông đã mời ông Hinh vào làm việc, yêu cầu tạm dừng thi công, chờ báo cáo xin ý kiến cấp trên. Ngay sau đó ông có công văn khẩn báo cáo vụ việc với Sở VH-TT-DL Đà Nẵng. Chiều 11/3, Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Trần Quang Thanh trực tiếp đến kiểm tra hiện trường và tiếp tục yêu cầu phải tạm dừng ngay việc thi công xâm hại đến di tích Thành Điện Hải.

Cả ông Trần Quang Thanh và ông Hà Phước Mai đều cho rằng chỉ riêng việc đặt công trình Trung tâm Hành chính Đà Nẵng trong khu vực Thành Điện Hải là đã sai với Luật Di sản văn hóa, vì xâm phạm vào khu vực bảo vệ cấp 1 đối với di tích lịch sử cấp quốc gia. Nay việc thiết kế, thi công lại còn xâm phạm trực tiếp, dẫn đến nhiều nguy cơ lớn đối với di tích  này là điều không thể chấp nhận được.  

Đà Nẵng: Di tích quốc gia Thành Điện Hải kêu cứu khẩn cấp! - ảnh 9

Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng: "Không thể để cứ làm rồi gây ra sự đã rồi!"

“Ngày mai Sở sẽ có văn bản báo cáo UBND TP, đề nghị xem xét xử lý vấn đề này theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa. Chúng tôi đề nghị phải thay đổi thiết kế, bóp nhỏ tuyến đường nội bộ để đảm bảo khoảng không, khôi phục nguyên trạng taluy bảo vệ tường thành và giữ lại cây đa chứ không được phá bỏ. Trong văn bản, chúng tôi cũng sẽ đề cập luôn việc xây dựng bãi đỗ xe ngầm ở phía Nam thành Điện Hải, phải xem xét việc đóng trụ có gây ảnh hưởng tới chân tường thành hay không để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp, chứ không để cứ làm rồi gây ra sự đã rồi!” – ông Trần Quang Thanh cho hay.

Theo “bật mí” của ông Hà Phước Mai thì trước đây, Sở Xây dựng Đà Nẵng từng có văn bản đề nghị UBND TP Đà Nẵng đập góc lồi vòng cung phía Tây Bắc thành Điện Hải sâu vào 5m để mở rộng khúc cua của tuyến đường nội bộ trong Trung tâm Hành chính Đà Nẵng. Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cũng thống nhất đề xuất này và trình lên lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng. Và lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản đồng ý với đề xuất này. Rất may sau đó lãnh đạo Bảo tàng Đà Nẵng đã có ý kiến can ngăn nên lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo thu hồi lại văn bản đó!



HẢI CHÂU

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !