Đà Nẵng: Đã có hiện tượng cát bồi trở lại tại các vị trí bờ biển bị xâm thực

Trao đổi với PV Infonet ngày 7/4, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Lê Quang Nam cho hay: “Qua quá trình theo dõi cho thấy tại tất cả các vị trí biển bị xâm thực đã bắt đầu có hiện tượng cát bồi trở lại, tâm của các vũng xoáy có sự dịch chuyển về phía Nam!".

6 vị trí bờ biển bị xâm thực với tổng chiều dài gần 1 cây số

Ngày 7/4, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đà Nẵng cho hay, qua theo dõi, giám sát, tham vấn ý kiến của chuyên gia và cộng đồng dân cư  về tình hình xâm thực bờ biển Đà Nẵng thời gian qua, Sở này ghi nhận trên toàn tuyến ven biển thuộc quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn có 6 vị trí xâm thực, tổng chiều dài bãi biển bị xâm thực 950m.

Đà Nẵng: Đã có hiện tượng cát bồi trở lại tại các vị trí bờ biển bị xâm thực - ảnh 1

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Giám đốc Sở TN-MT Lê Quang Nam (bìa trái) và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan khảo sát tình trạng bờ biển Đà Nẵng bị xâm thực (Ảnh: HC)

Theo đó, ở vị trí phía sau nhà hàng Mỹ Hạnh, chiều dài bãi biển bị xâm thực 150m, khoảng cách bãi biển còn lại tính từ chân bờ kè đến vị trí xâm thực sâu nhất 1,5m (bờ ta luy xâm thực), khoảng cách từ ta luy xâm thực sâu nhất đến mép nước 10m (số liệu đo ngày 3/3/2017), 11m (số liệu đo ngày 6/2), 17m (số liệu đo ngày 14/3).

Phía trước khách sạn Grand Tourane, chiều dài khu vực bị xâm thực 150m, khoảng cách bãi biển còn lại tính từ chân bờ kè đến vị trí xâm thực sâu nhất (bờ ta luy xâm thực) 15m, khoảng cách từ bờ ta luy xâm thực đến mép nước 13m (số liệu đo ngày 2/3), 16m (số liệu đo ngày 7/3), 25m (số liệu đo ngày14/3).

Phía trước khách sạn Mỹ Khê, chiều dài khu vực xâm thực 120m, khoảng cách bãi biển còn lại tính từ chân bờ kè đến vị trí xâm thực sâu nhất 30m (bờ ta luy xâm thực), khoảng cách từ bờ ta luy xâm thực đến mép nước 7m (số liệu đo ngày 2/3), 10m (số liệu đo ngày 7/3), 17m (số liệu đo ngày 14/3), 10m số liệu đo ngày 16/3), 6m (số liệu đo ngày 17/3).

Tại ngã ba Nguyễn Văn Thoại – Võ Nguyên Giáp, chiều dài khu vực xâm thực 230m, khoảng cách bãi biển còn lại tính từ chân bờ kè đến vị trí xâm thực sâu nhất 8m (bờ ta luy xâm thực), khoảng cách từ bờ ta luy xâm thực đến mép nước 6m (số liệu đo ngày 3/3), 16m (số liệu đo ngày 7/3), 21m (số liệu đo ngày 13/3), 17m (số liệu đo ngày 17/3).

Phía trước khách sạn CICILIA, chiều dài khu vực xâm thực 110m, khoảng cách bãi biển còn lại tính từ chân bờ kè đến vị trí xâm thực sâu nhất 11m, khoảng cách từ bờ ta luy xâm thực đến mép nước 8m (số liệu đo ngày 7/3), 23m (số liệu đo ngày 13/3), 19m (số liệu đo ngày 15/3), 11m (số liệu đo ngày 17/3).

Tại ngã ba Võ Nguyên Giáp – Hoàng Kế Viên, chiều dài khu vực xâm thực 190m, khoảng cách bãi biển còn lại tính từ chân bờ kè đến vị trí xâm thực sâu nhất 36m, khoảng cách từ bờ ta luy xâm thực đến mép nước 4m (số liệu đo ngày 7/3), 7m (số liệu đo ngày 13/3), 15m (số liệu đo ngày 15/3).

Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet ngày 7/4, Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Lê Quang Nam cho hay: “Qua quá trình theo dõi cho thấy tại tất cả các vị trí bờ biển bị xâm thực đã bắt đầu có hiện tượng cát bồi trở lại, tâm của các vũng xoáy có sự dịch chuyển về phía Nam!”.

Mặc dù vậy, ông Lê Quang Nam cũng nhấn mạnh, theo ý kiến của cộng đồng thì hiện tượng xâm thực này xảy ra hàng năm có tính chu kỳ vào thời gian có gió mùa Đông Bắc (từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 - 4 năm sau). Tuy nhiên, từ tháng 1/2017 đến nay, tình trạng mực nước biển xâm thực sâu vào bờ xảy ra một cách bất thường!

Đặc biệt, ông cho biết, có một hiện trạng nhức nhối, kéo dài nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được xử lý. Đó là mỗi lần mưa lớn thì tại các cửa xả của hệ thống thoát nước đổ ra biển lại tạo thành rãnh, hố sâu phải dùng xe ủi cát san lấp. Một vị trí mất từ 1 – 2 ngàn m3 cát, mỗi năm khoảng 5 - 7 lần. Như vậy, trung bình một cửa xả đưa xuống biển 5 - 14 ngàn m3 cát/năm!

Cần hạn chế xây dựng các công trình, khu du lịch, khu dân cư lấn biển

Đánh giá ban đầu về tình trạng xâm thực, ông Lê Quang Nam cho hay, theo các nghiên cứu thì sóng biển và dòng chảy ven bờ (dòng chảy dọc bờ và dòng chảy xa bờ - dòng Rip) là các tác nhân trực tiếp trong việc gây xói lở, xâm thực và vận chuyển bùn cát  bờ biển. Tình trạng xâm thực, sạt lở bờ biển diễn ra mạnh nhất khi có sự kết hợp cùng lúc của những đợt sóng lớn ảnh hưởng của gió mạnh, bão kết hợp với triều cường, nước biển dâng.

Qua quan sát hiện trường cho thấy vùng biển tiếp giáp với các vị trí sạt lở có xuất hiện các dòng Rip (dòng chảy sinh ra do sóng hay còn được gọi là dòng rút, dòng chảy xoáy, vũng nước xoáy… là một luồng nước mạnh chảy theo hướng vuông góc từ bờ ra biển, tuy với kích thước rất nhỏ nhưng tốc độ có thể đạt cực đại tới 2 m/s, nguyên nhân hình thành là do sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó hai nguyên nhân chủ yếu là yếu tố địa hình bờ, đáy biển kết hợp với trường sóng tới).

Theo số liệu của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ về tình hình khí tượng, hải văn trong năm 2016, tháng 1 và 2/2017 trên địa bàn Đà Nẵng thì mực nước trạm Sơn Trà ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, trong đó từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017 cao hơn từ 10 - 19cm. Từ tháng 12/2016 đến tháng 2/2017 (là các tháng sạt lở mạnh nhất) lại cao hơn mực nước cao nhất trung bình nhiều năm từ 12 – 28cm.

Đồng thời, báo cáo 460/BC-SNN ngày 15/3 của Sở NN-PTNN Đà Nẵng sau khi phối hợp với Sở TN-MT và các chuyên gia khảo sát ban đầu về tình trạng xâm thực, sạt lở cũng cho thấy tình trạng xâm thực là do dòng chảy theo mùa; do dòng nước chảy rút xa bờ (dòng Rip); do địa hình đáy biển không đồng nhất; do biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ làm cho hiện tượng xâm thực, sạt lở bờ biển diễn biến phức tạp hơn; và do sự phối sự phối hợp của các yếu tố nêu trên.

“Tình trạng sạt lở bờ biển do nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người nên cần phải có một nghiên cứu, đánh giá tổng thể, chuyên sâu của những nhà khoa học thì mới đánh giá đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp được!” – ông Lê Quang Nam nêu rõ.

Được biết, tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng mở rộng hôm 31/3, Sở TN-MT Đà Nẵng đã đề nghị lãnh đạo Thành phố giao Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các chuyên gia xác định tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng xâm thực nêu trên, đề xuất các giải pháp hạn chế quá trình xâm thực trình UBND TP phê duyệt. Hiện nay Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân... cùng các chuyên gia trong và ngoài nước cũng đang tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp.

Đồng thời Sở TN-MT Đà Nẵng đề nghị xây dựng thêm một hệ thống trạm quan trắc khí tượng hải văn và tình trạng sạt lở tại khu vực biển đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa để có số liệu, thông tin phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá diễn biến xói lở trong các năm tiếp theo (hiện nay khu vực biển vịnh Đà Nẵng đã có trạm hải văn Sơn Trà);

Theo kiến nghị của Sở TN-MT Đà Nẵng, cần rà soát, đánh giá kỹ tác động môi trường, hạn chế việc xây dựng các công trình, khu du lịch, khu dân cư lấn biển hoặc các hoạt động ảnh hưởng đến tài nguyên, môi trường vùng biển và cửa sông nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của dòng chảy, sóng biển đến bờ biển Đà Nẵng;

Sở này cũng đề nghị lãnh đạo Thành phố cho chủ trương quy hoạch, bố trí đất, kinh phí để trồng, khôi phục lại rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tạo ra bức tường tự nhiên chống lại xâm thực, xói lở bờ biển, hạn chế gió, cát bay, tăng bồi tụ đất ven biển, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven biển và tạo cảnh quang môi trường ven biển.

HẢI CHÂU

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !