Cựu chuyên gia FBI chỉ cách phát hiện kẻ nói dối chỉ bằng 1 câu hỏi duy nhất
Tiến sĩ Jack Shafer, cựu chuyên gia phân tích hành vi của FBI, giải thích rằng phương pháp chính là việc bạn hãy hỏi một câu hỏi mà mình biết chắc câu trả lời.
Hãy nhớ rằng mệnh đề đưa ra trong câu hỏi phải là mệnh đề sai và nếu người ấy đồng tình với bạn, điều đó có nghĩa đối phương đang nói dối.
Chắc hẳn bạn từng nhiều lần trải qua cảm giác rõ ràng người đứng trước mặt mình đang nói dối nhưng bạn lại chẳng có cách nào để xác nhận điều đó. Tin vui là bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng điều này, phát hiện ngay kẻ nói dối chỉ trong vài giây với một câu hỏi đơn giản. Thậm chí, đối phương sẽ không biết rằng bạn đang đặt ra một cái bẫy và bạn sẽ biết được người đang đứng trước mình thật sự là ai.
Nghệ thuật đi tìm kẻ nói dối
Cơ chế này được biết đến trong tâm lý học với cái tên “Volatile Conundrum” và là kỹ thuật giúp bạn kiểm tra độ trung thực của một người.
Tiến sĩ Jack Shafer, cựu chuyên gia phân tích hành vi của FBI, giải thích rằng phương pháp chính là việc bạn hãy hỏi một câu hỏi mà mình biết chắc câu trả lời. Hãy nhớ rằng mệnh đề đưa ra trong câu hỏi phải là mệnh đề sai và nếu người ấy đồng tình với bạn, điều đó có nghĩa đối phương đang nói dối.
Tất nhiên, bạn không nên lạm dụng phương pháp này vì đối phương sẽ sớm nhận ra bạn đang có ý đồ xác minh họ. Hãy áp dụng với tần suất hợp lý, để người ấy không biết bản thân đang bị kiểm tra và sẽ nhanh chóng lộ ra chân tướng.
Cách thực hiện
Bạn đang trò chuyện cùng ai đó và cảm thấy có điều gì sai sai trong câu chuyện. Bạn ngờ rằng người ấy đang nói dối, che giấu sự thật. Hãy cố gắng duy trì tư thế và giọng điệu của bạn vì đây là điều quan trọng để đối phương không nhận ra bản thân đang bị kiểm tra.
Có thể lấy ví dụ đơn giản như: Đối phương khoe với bạn rằng anh ấy được mời đến đám cưới của Hoàng tử Harry và Meghan Markle. Nếu ngờ vực về điều này, hãy đưa ra câu hỏi có dạng “Bánh chocolate hôm đó ngon chứ” (khi thực tế bạn biết chiếc bánh cưới đó có vị vani). Nếu đối phương không ngừng khen ngợi chiếc bánh chocolate hôm đó, bạn đã gặp một kẻ nói dối.
Phải làm sao nếu đối phương nói thật
Thực tế, những lo lắng, ngờ vực của bạn hoàn toàn có thể chỉ là do bản thân quá nhạy cảm. Vậy phải làm sao trong trường hợp bạn đặt ra câu hỏi và nhận ra đối phương đang nói thật. Tình huống này nếu không biết xử lý, bạn sẽ trông như kẻ nói dối, khiến đối phương mất đi sự tin tưởng.
Cũng trong ví dụ trên, nếu người bạn của bạn nói rằng anh ấy không nhớ là có bánh chocolate trong đám cưới hoàng gia đó hay không, anh ấy chỉ nhớ rằng bánh cưới là một chiếc bánh vị vani trang trí bằng hoa hồng trắng, những ngờ vực của bạn đã sai. Hãy nhanh chóng thoát ra khỏi tình huống khó xử này bằng những câu nói như: “Ồ vậy à. Là em đã nhớ nhầm rồi. Chắc tại vì em thích bánh chocolate quá đây mà!”. Sau đó.
Cần làm gì khi phát hiện mình đang đứng trước kẻ nói dối?
Phát hiện ra ai đó đang nói dối, quyết định phanh phui việc đó hay không là tùy thuộc vào bạn. Hãy nhớ rằng, việc tiết lộ sự thật đó có thể tổn hại đến mối quan hệ của bạn. Bạn trai hay chồng bạn có thể cảm thấy anh ấy đang bị xúc phạm trong khi bản chất sự việc không nghiêm trọng như vậy.
Điều quan trọng mà phương pháp này đem lại là giúp chúng ta biết được sự thật, đối phương coi mình là gì và mức độ chân thật đến đâu. Đây sẽ là những yếu tố để bạn quyết định phát triển hay không mối quan hệ này.
Theo phunuvietnam.vn