Cướp biển Somali: Nỗi ám ảnh của Ấn Độ Dương

Cho đến nay, Somali đã nổi tiếng trên khắp thế giới vì hoạt động cướp biển diễn ra phức tạp trên vùng biển nước này. Nhưng dù cho hoạt động này có nguy hiểm ra sao, đối với những tên cướp Somali, đây là hoạt động làm ăn siêu lợi nhuận.

Cướp biển Somali: Nỗi ám ảnh của Ấn Độ Dương

Nước mắt mừng vui chờ đón thuyền viên trở về từ tay cướp biển

Hôm nay, 12 thuyền viên VN bị hải tặc bắt, về nước

Cướp biển Somali: Nỗi ám ảnh của Ấn Độ Dương

Cướp biển Somali là nỗi kinh hoàng đối với các tàu chở hàng đi qua vịnh Aden.

Cướp biển đã có lịch sử hàng nghìn năm, từ thời kỳ cướp bóc của người Vikings cho đến thế kỷ 17 khi những tên cướp biển cướp phá những chiếc thuyền buồm lớn của người Tây Ban Nha và cho đến ngày nay, khi một loạt các vụ cướp biển diễn ra ngoài khơi vùng Sừng châu Phi.

Tại Somali, quốc gia chìm trong nghèo đói và bất ổn, nền kinh tế cướp biển đang nở rộ.

Theo tờ thời báo New York, kể từ khi chính phủ Somali sụp đổ năm 1991, hoạt động cướp biển xuất hiện và là một hình thức mở rộng của tham nhũng trong bối cảnh bạo lực vô chính phủ phát triển tại quốc gia châu Phi nghèo đói này. Cướp biển đã khiến vùng biển quanh nước này trở thành tuyến đường hàng hải nguy hiểm nhất trên thế giới.

Chính quyền chuyển tiếp liên bang Somali là chính quyền được thế giới công nhận nhưng hầu như bất lực trong quản lý và có rất ít ảnh hưởng đối với lực lượng cướp biển nước này.Không có nhóm chiến binh truyền thống nào ở Somali có đủ vũ khí và quân số để thiết lập trật tự tại nước này trong khi đó các nhóm cướp biển do có nguồn tài chính dồi dào nên được vũ trang tốt.

Trong vài năm vừa qua, cướp biển Somali đã cướp được hàng trăm tàu các loại, từ chiếc thuyền buồm do hai vợ chồng người Anh nghỉ hưu điều khiển hay các con tàu đánh bắt cá cũ nát cho tới những chiếc tàu chở dầu cực lớn dài tới 300m của chính phủ Ả rập Xê út.

Những tên cướp biển đã thủ được hàng trăm triệu đô la từ hoạt động cướp tàu và số tiền này thường được chúng dùng để mua vũ khí và tuyển dụng thêm nhân lực. Chúng thậm chí còn cướp tàu tại khu vực Sri Lanka, cách Somali tới 3.000km.

Qui trình cướp tàu chung của chúng là dùng một loạt xuồng nhỏ để bao vây một con tàu, trên các xuồng đều có những tên cướp biển được trang bị vũ khí. Chúng sẽ kiểm soát con tàu, đưa con tàu đó về căn cứ của mình và sau đó đòi tiền chuộc từ chủ tàu, gia đình của thủy thủ đoàn hoặc cả hai.

Thông thường những tên cướp biển sẽ đòi trả tiền chuộc bằng cách thả tiền từ trên không xuống. Người trả tiền chuộc sẽ phải bọc tiền vào bao sao cho tiền không bị chìm, buộc bao tiền vào một chiếc dù rồi ném từ trên máy bay xuống nơi bọn cướp đang chờ sẵn.

Vào tháng 5, 2012, Liên minh châu Âu với quyết tâm trấn áp cướp biển Somali mạnh tay hơn đã tấn công vào tận sào huyệt trên đất liền của bọn cướp biển, phá hủy những chiếc xuồng trên bờ biển của bọn chúng.

Các quan chức Somali tán thành cuộc đột kích trên và tuyên bố họ đã chấp thuận cho người châu Âu thực hiện bất kỳ biện pháp nào cần thiết để đẩy lùi lực lượng cướp biển.

Các lực lượng của châu Âu đã tấn công bằng máy bay trực thăng chiến đấu và chỉ tấn công từ trên không mà chưa bao giờ hạ cánh xuống đất Somali. Các quan chức châu Âu tuyên bố có khả năng trong tương lai, lực lượng của họ sẽ còn tiến hành thêm các cuộc tấn công tương tự.

Vào tháng 3, 2012, Liên minh châu Âu đã tăng cường các biện pháp chống cướp biển bằng cách cho phép các lực lượng của mình tuần tra tại Ấn Độ Dương và tấn công vào các căn cứ trên đất liền của bọn cướp biển Somali. Trước đó, các lực lượng này chỉ được phép đuổi đánh cướp biển trên mặt biển.

Mặc dù cướp biển Somali vẫn đang giữ hơn 10 con tàu và hàng trăm thuyền viên nhưng số lượng đã giảm đi rất nhiều so với vài năm trước đây, thời kỳ mà cướp biển bắt giữ hàng chục tàu và gần 1.000 thuyền viên.

Sự phối hợp giữa việc tăng cường tuần tra trên biển, tăng các vụ xét xử cướp biển và giúp chính quyền Somali ổn định có vẻ như đã làm giảm đáng kể năng lực hoạt động của cướp biển.

Về tổn thất kinh tế do cướp biển, các nghiên cứu gần đây cho thấy với chi phí bảo hiểm hàng hóa gia tăng cộng với chi phí cho các biện pháp bảo vệ, hoạt động cướp biển Somali làm thế giới mất hơn 5 tỷ đô la mỗi năm.

Vào tháng 2 năm 2011, cướp biển đã giết hại 4 con tin người Mỹ khi những người này đang dong thuyền buồm trên biển. Các lực lượng hải quân Mỹ đã lùng theo dấu vết của con thuyền bị cướp trong vài ngày và phát hiện có 2 tên cướp trên thuyền. Ngay khi nhìn thấy có tiếng súng phát ra từ con thuyền, lực lượng đặc nhiệm Navy Seal đã đổ bộ lên thuyền, bắn vào một tên cướp biển và đâm vào tên còn lại.

Tháng 1, 2012, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã đột kích vào Somali, giải cứu hai nhân viên cứu trợ, một phụ nữ Mỹ và một phụ nữ Đan Mạch sau khi những người này bị giam giữ trong nhiều tháng. Navy Seal, lực lượng đặc nhiệm đã từng tiến hành cuộc đột kích bắt trùm khủng bố Bin Laden, đã đổ bộ và tiêu diệt 9 tên cướp biển và sau đó giải cứu các con tin an toàn.

Các quan chức Somali cho biết cướp biển ở nước này bắt đầu hoạt động từ 15 đến 20 năm trước để đối phó với các hoạt động đánh bắt cá trái phép. Ngay sau khi chính phủ Somali sụp đổ vào năm 1991, các tàu đánh cá thương mại đã cướp bóc nguồn cá ngừ giàu có tại vùng biển của nước này. Sau đó, các ngư dân Somali đã biến mình thành dân quân có vũ trang, đối đầu với các tàu đánh cá và đòi họ trả tiền thuế.

Vào năm 2008 cướp biển đã tiến hành hơn 128 vụ tấn công trên vịnh Aden, lớn hơn nhiều so với các năm trước đó. Các chuyên gia cho biết cướp biển Somali đã thu được hơn 100 triệu đô la, một lượng tiền khổng lồ đối với một quốc gia bị tàn phá vì chiến tranh và có nền kinh tế yếu ớt.

Vào tháng 9 năm 2008, cướp biển Somali thu hút sự chú ý của toàn thế giới khi chúng bắt giữ một tàu chở hàng Ukraina có chở xe tăng, súng chống máy bay và các vũ khí hạng nặng khác. Sau 4 tháng giằng co, 3,2 triệu đô la tiền mặt đã được thả xuống biển và bọn cướp thả tự do cho con tàu trên vào tháng 2 năm 2009.

Do có sự hiện diện của các tàu chiến của Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ cũng như các quốc gia khác, các cuộc tấn công tàu chở hàng và du thuyền trên vịnh Aden đã giảm bớt.

Tuy nhiên, bọn cướp biển đã chuyển địa điểm hoạt động của chúng tập trung xuống bờ biển phía nam và phía đông Somali nơi gần như không có tàu chiến nào tuần tra. Sử dụng các thiết bị điện tử tinh vi, vũ khí hạng nặng và tàu đi biển loại lớn cộng với tàu tấn công tốc độ cao, những tên cướp biển có thể hoạt động xa đất liền tới hàng tuần lễ.

Vào đầu năm 2010, các phiến quân Hồi giáo cực đoan đã chiếm giữ vịnh Xarardheere ở giữa vùng biển Somali, một trong những địa điểm cướp biển diễn ra phực tạp nhất. Dư luận đặt câu hỏi liệu lực lượng phiến quân có liên hệ với tổ chức khủng bố Al Qaeda có tham gia vào con đường cướp biển có nguồn thu hàng chục triệu đô la và đe dọa nền kinh tế toàn cầu hay không.

Vào tháng 11 năm 2010, một nhóm cướp biển đã cướp một tàu chở dầu Hàn Quốc và đòi khoản tiền chuộc kỉ lục – khoảng 10 triệu đô la.

Số tiền chuộc sau đó đã được hàng chục tên cướp biển chia chác với mỗi tên được chia khoảng 150.000 đô la. Nhưng một tên cướp biển cho biết, nhiều tên không bao giờ được nhìn thấy số tiền khổng lồ đó do các cấp trên của chúng “hớt tay trên” và chúng phải trả cho các chi phí cho hoạt động của mình.

Một số tên cướp biển Somali ở cấp chỉ huy thậm chí đã lập lực lượng quân đội mini nhờ số tiền chuộc chúng có được.

Một số thông tin về tình hình cướp biển năm 2012 được cung cấp bởi Trung tâm báo cáo tình hình cướp biển thuộc Cơ quan hàng hải quốc tế (IMB)

Các vụ cướp biển diễn ra trên toàn thế giới cập nhật đến ngày 16/7/2012.

- Tổng số vụ tấn công trên toàn thế giới: 180 vụ

- Tổng số vụ cướp tàu trên toàn thế giới: 20 vụ

- Các vụ việc liên quan đến cướp biển Somali.

- Tổng số vụ tấn công: 69 vụ

- Tổng số tàu bị cướp: 12 tàu

- Tổng số con tin: 212

- Số tàu và con tin hiện đang bị cướp biển Somali bắt giữ: 11 tàu và 174 con tin

Tùng Lâm

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !