“Cười té ghế” với ngộ nhận của trẻ về giới tính

Những thắc mắc “khó đỡ” của trẻ về giới tính như “chắc con không phải là con ruột của ba con rồi”, “Cái này của con thì gọi là gì”… khiến phụ huynh ngượng chín mặt, lúng túng không biết giải thích thế nào cho trong sáng và dễ hiểu nhất.
“Cười té ghế” với ngộ nhận của trẻ về giới tính - ảnh 1
Các bậc phụ huynh thường nghĩ con còn bé chưa biết gì nên thường không giữ ý trước mặt con. Ảnh minh họa

Những tình huống trớ trêu

Được mẹ dắt đến nhà Th.s BS Nguyễn Lan Hải, chuyên gia về tình dục học nhưng Nam, 7 tuổi vẫn khóc thút thít và nhất định chỉ nói chuyện này với riêng bác sĩ chứ không chịu nói với mẹ.

Khi chỉ còn lại hai cô cháu, Nam lau nước mắt nói: “Con chỉ nói riêng với cô thôi, con sợ mẹ buồn. Chuyện này quan trọng lắm… Con… Con… không phải là con ruột của ba con” rồi òa khóc hu hu.

Gợi chuyện mãi, cậu bé mới chịu nói: “Hôm qua, ba kêu con giữ ghế cho ba để ba sửa cái bóng đèn. Tại ba mặc cái quần xà lỏn có ống rộng thùng thình và khi ngẩng đầu lên vô tình con nhìn thấy cái của ba bé bé, đen sì. Trong khi của con to và trắng thế này cơ mà. Chắc con không phải con của ba con rồi, hu hu”.

Nghe xong, BS Lan Hải không nhịn được cười rồi phải giải thích rằng: “Con vẫn là con của ba con đó. Kích thước và màu sắc không quyết định việc con có phải là con của ba hay không. Con nhìn xem, đôi mắt và cái miệng xinh xinh của con rất giống ba nè”. Đến lúc ấy, cậu bé mới nín khóc và cùng mẹ ra về.

Cười ra nước mắt là trường hợp bé Thành, 4 tuổi. Mỗi lần đi tắm, cậu bé phải kêu ba phải “cởi hết quần áo trên người giống như mình rồi mới chịu tắm. Để chiều lòng cậu quý tử cứng đầu, anh Vinh đành nude hoàn toàn để tắm cho con. Đang tắm nhưng do nền gạch quá trơn khiến bé Thành trượt té và suýt đâm đầu vào tường thì may quá lại túm được cái “của quý” của ba.

Đang hớn hở vì thoát nạn trong gang tấc thì ba vừa tức vừa quát con: “Suýt chết nha con. May mà mày tắm với ba còn có cái để nắm, chứ hôm nay mà mày tắm với mẹ thì mày bươu đầu rồi con ạ”.

Luôn là trung tâm của mọi rắc rối trong gia đình nhỏ với những thắc mắc kiểu con trẻ nhưng có lẽ những tò mò về giới tính của cậu con trai 5 tuổi khiến chị Hạnh nhớ mãi. “Cháu luôn hỏi, bộ phận sinh dục của mình thì được gọi là gì. Sau một hồi tìm một từ ngữ vừa trong sáng, lành mạnh vừa dễ thương cho con, tôi bảo đó là con thằn lằn. Nhưng trớ trêu thay, sự cố xảy ra trong một lần ba đang tắm và sai cu Bin lấy hộ chiếc khăn lau người. Vừa đưa khăn tắm cho ba xong, Bin chạy tới chỗ mẹ và la toáng lên: Mẹ nói dối, mẹ nói dối con, của ba là con khủng long chứ thằn lằn gì!"

Phải biết lắng nghe trẻ em

Dù  nhiều lần đi dự các lớp học về giáo dục giới tính cho con và đã có một số “vốn” kha khá những câu trả lời sẵn để có thể trả lời con bất cứ khi nào nhưng chị Trang vẫn phải phì cười khi nhớ lại. Khi con hỏi một câu mà hầu như cô bé, cậu bé nào cũng hay hỏi: “Mẹ ơi, con được sinh ra ở đâu?”.

Tưởng câu hỏi quá dễ và nằm lòng với nguyên tắc không được nói dối con nhưng phải trả lời không quá tỉ mỉ và trong sáng để con không thắc mắc nữa, thế là chị Trang làm một tràng: “Đó là cả một quá trình con yêu ạ. Bắt đầu từ việc trứng và tinh trùng tiến lại gần nhau, chúng sát lại nhau và hợp nhất thành một gọi là thụ tinh. Hợp tử được hình thành. Sau khi thụ tinh, hợp tử tìm một chỗ thích hợp ở buồng tử cung để phát triển thành thai nhi, lấy chất dinh dưỡng từ máu mẹ qua rau thai để sống và thành hình. Và khoảng 9 tháng sau, một em bé chào đời. Đó là con”.

Rồi hỏi con đã hiểu chưa thì thấy con mắt chữ A mồm chữ O nói: “Con chỉ muốn biết con sinh ra ở Hà Nội hay Sài Gòn thôi mà”, khiến chị Trang ngượng chín người.

Theo BS Nguyễn Lan Hải, các bậc làm cha mẹ cứ nghĩ con còn bé đã biết gì nên thường không chú ý giữ gìn trước mặt con như ăn mặc thiếu kín đáo, vợ chồng sinh hoạt chung phòng với con hay tranh thủ tắm cho hai chị em cùng một lúc… khiến cháu tò mò nảy sinh ý muốn khám phá, nhìn trộm. Nếu tình trạng này để lâu sẽ hình thành thói quen và hành vi không tốt về sau rất khó sửa chữa.

Vì vậy, dù bận rộn thế nào, hằng ngày cha mẹ cũng phải dành thời gian để trao đổi, lắng nghe trẻ nói và trao đổi với trẻ những điều đang xảy ra trong cuộc sống, chia sẻ cảm xúc và cảm nhận cùng trẻ. Dạy trẻ biết giữ vệ sinh cơ thể, bảo vệ sức khỏe sinh sản khi bước vào tuổi dậy thì và hình thành xu hướng tính dục lành mạnh, nhất biết nguy cơ và cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.

“Giáo dục một bé gái, bé trai là xây dựng một gia đình cho mai sau. Để dạy con được những điều này điều này, cần kiên nhẫn từng ngày, rất kỳ công chứ không chỉ là dặn dò suông”, BS Lan Hải nhấn mạnh.

5 giai đoạn phát triển của tâm lý tính dục

Theo BS Lan Hải, phần thân thể là nơi tập trung sự khoái lạc tính dục, ở mỗi giai đoạn sẽ có mỗi vùng kích dục khác nhau. Trong đó, giai đoạn quan trọng nhất là 1 – 5 tuổi vì đây là giai đoạn hình thành nhân cách, cá tính. Từ 0 – 18 tháng, hành vi khoái lạc là bú, mút cắn. Từ 18 tháng – 3, 4 tuổi, vùng kích dục nằm ở hậu môn nên trẻ thường có thói quen nín đi đại tiện. Từ 3, 4 – 5, 6, 7 tuổi, cơ quan sinh dục là vùng kích dục của trẻ. Từ 5, 6, 7 – 12 tuổi là tuổi dậy thì và cũng là giai đoạn tính dục đềm (ít thể hiện ra ngoài nhất), trẻ chỉ chú trọng đến học hành. Từ tuổi dậy thì trở đi, thường chú ý đến người khác giới…

Thúy Ngà

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !