Cuộc tập trận 10 ngày ở Biển Đông của Mỹ - Nhật - Philippines có gì đặc biệt?

Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày ở Biển Đông của quân đội Mỹ - Nhật - Philippines trở thành sự kiện đặc biệt giúp 3 nước tăng cường khả năng tấn công đổ bộ.

Chuẩn Tướng Ariel Caculitan, chỉ huy cuộc tập trận "Kamandag 2019" hay còn gọi là "Sự hợp tác của những chiến binh trên biển" nhấn mạnh, cuộc tập trận 10 ngày ở Biển Đông của Mỹ - Nhật -Philippineskhông liên quan tới những tranh chấp chủ quyền ở vùng biển chiến lược.

Cuộc tập trậnKamandag 2019 trở thành sự kiện đặc biệt giúp quân đội Mỹ - Nhật - Philippines tăng cường khả năng tấn công đổ bộ. (Ảnh minh họa)

“Điều đầu tiên là cuộc tập trận không liên quan tới những tranh chấp ở Biển Đông. Chúng tôi muốn nói rõ điều này”, Inquirer dẫn lời Tướng Caculitan. 

Theo AP, hơn 2.000 quân nhân thuộc quân đội Mỹ - Nhật Bản - Philippines đã bắt đầu tiến hành đợt tập trận chung thường niên trên Biển Đông từ ngày 9/10 trên vịnh Subic.

Nội dung cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng phản ứng nhanh cho quân đội Mỹ - Nhật Bản - Philippines trước các cuộc khủng hoảng và thảm họa thiên nhiên, đồng thời nhấn mạnh cam kết duy trì “sự tự do và mở cửa” trong khu vực.

Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày của quân đội 3 nước còn bao gồm diễn tập bắn đạn thật và tấn công đổ bổ tại vịnh Subic, khu vực từng là nơi hoạt động của một căn cứ hải quân Mỹ  ở phía tây bắc thủ đô Manila. Cuộc tập trận cũng có các hoạt động nhân đạo tại 6 tỉnh miền bắc của Philippines.

Căng thẳng giữa Trung Quốc – Philippines liên quan tới những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã lắng dịu bớt dưới thời lãnh đạo của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Trong khi đó, dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì “khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do”. Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.

Điều đáng nói, cuộc tập trận 10 ngày trên Biển Đông đánh dấu lần đầu tiên Philippines sử dụng các phương tiện tấn công đổ bộ tham gia huấn luyện cùng quân đội Mỹ và Nhật Bản.

Đây cũng là lần đầu tiên Philippines và Mỹ cùng triển khai huấn luyện phòng không tầm thấp và phản ứng nhanh trước các mối đe dọa.

Thiếu tướng Shinichi Aoki, Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản nhận định cuộc tập trận là cơ hội để các bên tham gia nâng cao năng lực tấn công đổ bộ.

“Tại Nhật Bản, chúng tôi không có địa hình phù hợp để tiến hành đổ bộ bờ biển. Do đó, đây thực sự là cơ hội vô cùng tuyệt vời”, ông Aoki chia sẻ.

Cũng theo Tướng Caculitan, đối với một đất nước địa hình nhiều đảo như Philippines, hoạt động huấn luyện tấn công đổ bộ là vô cùng quan trọng.

“Nếu chúng ta có thể đưa xe tăng và các phương tiện tấn công đổ bộ lên một hòn đảo, đây sẽ đòn tác động tâm lý cực lớn đối với đối phương là những tay súng khủng bố đang hoạt động ở đó”, ông Caculitan nhấn mạnh.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: tập trận ở Biển Đông căng thẳng biển đông chủ quyền biển đông trung quốc tuyên bố chủ quyền ở biển đông mỹ tuần tra biển đông hải quân mỹ Tổng thống Rodrigo Duterte

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời gian kết thúc xung đột

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết, cuộc xung đột giữa nước này với Phong trào Hồi giáo Hamas sẽ kéo dài ít nhất thêm 2 tháng nữa.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có khả thi?

Rất nhiều người tại Israel, Palestine, Trung Đông và trên khắp thế giới đã cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng có một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Video tiêm kích Su-25 của Nga oanh tạc các mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các tiêm kích Su-25 thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ của nước này công phá các vị trí ngụy trang và xe bọc thép của quân Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !