Cuộc sống thường nhật của nữ Tổng biên tập đặc biệt nhất Việt Nam
Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.
Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.
Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn
Ở một làng quê nghèo, không có điện, từ khi bắt đầu đi học, Việt Anh đã phải ghé sát vào trang vở bên ngọn đèn dầu để học bài. Chính vì vậy, đến năm lớp 9 thì mắt chị hỏng hẳn, Việt Anh phải nghỉ học, nhưng nhớ trường, nhớ lớp, bố mẹ lại xin cho chị học dự thính. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, do không có trường nào nhận người khiếm thị nên Việt Anh được bố mua cho một chiếc đài catssette để nghe thời sự, nghe kể truyện và cũng chính từ cơ duyên đó đã góp phần đưa chị vào nghiệp báo chí.
Năm 1999, Việt Anh thi vào khoa Triết, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. Vừa làm, vừa học, đến năm 2002, chị lại thi vào khoa Tiếng Anh, ĐH Mở (Hà Nội). Trong thời gian này, chị còn học thêm tiếng Trung, Nhật và có chứng chỉ sư phạm. Sau đó, Việt Anh về công tác tại Trung ương Hội người mù Việt Nam và đến tháng 7/2013, chị chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Tạp chí Đời mới (một ấn phẩm chữ braille dành cho người khiếm thị).
Năm 2009, sau gần 10 năm vừa là bạn học, vừa là đồng nghiệp, mối tình của Việt Anh với anh Phạm Xuân Trường kết trái. Căn phòng hơn 20 m2 trong khu tập thể cơ quan anh Trường ở Cầu Giấy (Hà Nội) là tổ ấm bấy lâu nay của đôi vợ chồng và con gái 4 tuổi. Hàng ngày, anh Trường dạy học ngay trong trung tâm. Chị Việt Anh có một xe ôm giúp việc đi lại. Những ngày hè này, anh chị đang cho con gái vào TPHCM chơi ở nhà một người bạn. "Tôi muốn ngay từ nhỏ, cháu được rèn tính tự lập khi không có bố mẹ ở bên cạnh" - anh Trường cho biết.
Ít ai biết rằng, người phụ nữ khiếm thị này đang là Tổng Biên tập một tờ tạp chí |
Công việc của chị Việt Anh cũng bận rộn như bao Tổng Biên tập khác |
Tuy nhiên, việc biên tập và kiểm duyệt của Việt Anh lại khó khăn hơn rất nhiều |
Ngay cả việc sử dụng máy tính, chị cũng phải nhờ những công cụ hỗ trợ đặc biệt |
Và thành quả lao động của Việt Anh và đồng nghiệp là hằng tháng xuất bản được một quyển tạp chí toàn chữ braille dành cho người khiếm thị trên cả nước |
Là một lãnh đạo ở cơ quan, nhưng về nhà, chị lại trở thành một người bình dị như bao người phụ nữ khác |
Ngày nào, Việt Anh cũng lau dọn, chăm sóc tổ ấm của mình đúng với thiên chức của người phụ nữ |
Việt Anh cho biết, niềm hạnh phúc nhất của chị là luôn có một người chồng, người anh, người đồng nghiệp bên cạnh hỗ trợ chị trong cuộc sống cũng như trong công việc |
Ngay cả việc nội trợ, Việt Anh cũng nhận được sự giúp đỡ của chồng |
Căn phòng rộng chỉ khoảng 20m2 nhưng thực sự là tổ ấm của Việt Anh và gia đình |