Cuộc chiến giành 'vàng trắng' giữa các cường quốc trên thế giới

Các cường quốc trên thế giới đang giành giật lithium, mặt hàng được mệnh danh là 'vàng trắng' và có mức giá tăng hơn 500% trong vòng 2 năm qua.

Lithium đang là nguyên liệu chính sản xuất pin lithium-ion cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ điện thoại di động đến ô tô điện.

Quan trọng hơn, lithium còn được Liên Hợp Quốc coi là “trụ cột cho nền kinh tế không sử dụng nhiên liệu hóa thạch”, và là phương thức lưu trữ năng lượng quan trọng của mạng lưới điện sạch tương lai. Do đó, lithium đã trở thành một trong những mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới với giá bán tăng hơn 500% trong vòng hai năm qua. 

Trung Quốc đang chiếm ưu thế trước Mỹ trong ngành lithium. Ảnh minh họa

RT đưa tin, theo nhà phân tích chính trị Timur Fomenko, do tầm quan trọng của lithium, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đặt Trung Quốc vào trọng tâm cạnh tranh để giành vị trí đứng đầu. Cuộc chiến giữa hai nước được phân định bởi việc ai có thể xác định vị trí và khai thác các mỏ lithium trên khắp hành tinh. Ai kiểm soát được chuỗi cung ứng lithium sẽ giành vị trí số 1 trong ngành công nghiệp quan trọng này.

Trên thực tế, Trung Quốc đang chiếm ưu thế sở hữu cả số lượng lithium và khả năng khai thác. Cụ thể, Trung Quốc hiện đứng thứ 6 thế giới về tổng tài nguyên lithium (5,1 triệu tấn), và thứ 4 về trữ lượng khai thác (1,5 triệu tấn). Mỹ có nhiều tài nguyên lithium hơn (9,1 triệu tấn), nhưng trữ lượng khai thác lại chỉ ở mức 750.000 tấn. Hay như Australia cũng có trữ lượng lithium là 5,7 triệu tấn.

Đáng nói, Mỹ đang mất dần sự kiểm soát đối với khu vực giàu trữ lượng lithium là Trung và Nam Mỹ. Trái lại, Trung Quốc đang giành được nhiều ưu thế ở những khu vực này.

Riêng khu vực Mỹ Latinh sở hữu 56% trữ lượng lithium trên thế giới và tập trung ở Bolivia, Argentina, Chile hay còn gọi là "tam giác lithium" và Brazil. Trong đó, Bolivia hiện có 21 triệu tấn lithium chưa được khai thác, Argentina đã khai thác 2,2 triệu tấn trong tổng số 19 triệu tấn tài nguyên sở hữu. Mexico cũng nắm trong tay 1,7 triệu tấn lithium. Giờ đây, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh để tiếp cận nguồn cung lithium khổng lồ tại đây.

Khi cuộc chiến địa chính trị và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên, Bắc Kinh đã tìm cách đầu tư vào nhiều công ty liên doanh khai thác lithium ở khắp châu Mỹ. Đáp lại, Mỹ sử dụng Học thuyết Monroe để tác động quyền lực chính trị. Cụ thể, Mỹ đã ngăn chặn một công ty Trung Quốc khai thác lithium ở Mexico. Hay gần đây Canada đã ra lệnh cho ba công ty Trung Quốc thoái vốn khỏi các công ty khoáng sản với lý do an ninh quốc gia. Cả Mexico và Canada đều là các bên tham gia Thỏa thuận thương mại USMCA với Mỹ. Điều này đồng nghĩa Mỹ sẽ dễ dàng đầu tư nhiều hơn vào các mỏ khai thác lithium của hai nước đối tác. 

Tuy nhiên, những nỗ lực của Washington không phải trong trường hợp nào cũng thành công. Bởi quốc gia số 1 sở hữu trữ lượng lithium là Bolivia lại vừa mới ký kết thỏa thuận với một tập đoàn Trung Quốc cách đây vài tuần để phát triển hai nhà máy lithium. Theo đó, công ty Trung Quốc sẽ đầu tư hơn 1 tỷ USD vào giai đoạn đầu của dự án. 

Mỹ cũng phải đối mặt với những thách thức ở Argentina và Brazil, do hai nước này đều từ chối Học thuyết Monroe và tìm cách đảm bảo lợi ích quốc gia trong một môi trường đa cực hơn. Một năm trước, Argentina đã tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Tới tháng 7/2022, một công ty Trung Quốc đã hoàn tất thỏa thuận trị giá gần 1 tỷ USD để tiếp quản một công ty lithium của Argentina, điều mà Hoa Kỳ không thể ngăn cản. 

Trong bối cảnh Mỹ đang bị Trung Quốc vượt lên trước trong ngành lithium, điều này đang tạo ra một cuộc đối đầu mới giữa hai cường quốc kinh tế ở khu vực châu Mỹ.

Minh Thu

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !