Cứ phải bao ăn uống mới hợp thuần phong mỹ tục?

Infonet -Chia tiền là sòng phẳng hay thực dụng? Được “bao” mới chứng tỏ giá trị bản thân? “Bao” hay chia tiền mới là tốt?... Đó là những câu hỏi được đặt ra xoay quanh văn hóa chia tiền ở Việt Nam hiện nay.

Tình cảm là chính, tiền bạc chỉ là… phụ

Chị H., 30 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội đến giờ khi kể lại chuyện vẫn không khỏi ấm ức. Chả là hôm ấy nhóm bạn của chị đi ăn rồi đi hát karaoke. Một người đại diện cả nhóm thanh toán toàn bộ số tiền của buổi ăn chơi hôm ấy. Hôm sau, chị thông báo mỗi thành viên sẽ nộp một khoản tiền này cho một người để trả lại cho người kia.

Thế nhưng khi kể lại chuyện này trên một diễn đàn thì bỗng dưng có một em gái khoảng 23 tuổi nhảy vào bình luận rằng: “Tại sao các anh chị lại phải tính toán chi li thế nhỉ? Đã bạn bè với nhau, đi ăn thì tình cảm là chính, tiền bạc chỉ là phụ”. Sau đó, tất nhiên do bất đồng quan điểm, giữa hai người đã xảy ra tranh luận liên miên nhưng không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, là người lớn tuổi hơn, nên chị đành dừng trước để tránh những cãi cọ không cần thiết dẫu chỉ là bạn ảo.

Chị H chia sẻ, tại sao có người trẻ như thế, sống trong xã hội hiện đại này mà tư tưởng “bao” vẫn cứ ăn sâu vào trong đầu như thế? Ai sẽ bao mãi được đây? Cùng đám bạn với nhau, cứ để một ai đó đứng ra chi toàn bộ thì quả là bất công. Đành rằng tình cảm là chính đấy nhưng nếu không sòng phẳng thì khó chơi được với nhau lâu lắm. “Thà mất lòng trước được lòng sau chia đều cả làng cho vui còn hơn là bằng mặt mà không bằng lòng”, chị H nói.

Còn bạn T., 20 tuổi, tốt nghiệp Trung cấp Y Hà Nội, thì cho rằng, chia tiền rạch ròi quá thì nhiều khi lại ngại. Thành ra T. và 3 cô bạn thân của mình hôm thì người này trả, hôm thì người kia trả, cứ thế quay vòng. Còn đi ăn với bạn trai mình thì T. không ngại ngùng bày tỏ: “Em vẫn quen để anh ấy trả tiền. Vì các bạn em bảo, con gái mà trả tiền thì dại lắm. Người yêu thì phải là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần cho mình chứ. Mình mà trả tiền cho người yêu thì… mất giá lắm”.  

Cứ phải bao ăn uống mới hợp thuần phong mỹ tục? - ảnh 1

Không chỉ có T. hay em gái 23 tuổi kia mới sống theo tư tưởng được “bao” mà khá nhiều bạn trai bây giờ cũng quan niệm một cách sai lầm rằng, sẵn sàng chi tiền mới chứng tỏ mình phóng khoáng, ga lăng và dễ lấy lòng bạn gái nhất. Chị Thúy, 28 tuổi ở Linh Đàm, Hà Nội kể, chị có thằng em trai mới ra trường vừa đi làm được một thời gian. Lương của cậu còn chưa đủ tiêu nên thi thoảng mẹ chị thương con vẫn phải dấm dúi cho thêm con trai để xông xênh với bạn bè, đỡ bị chê là “ki bo, bủn xỉn.

Nhưng cậu con trai kia cũng không biết thương mẹ vất vả, tằn tiện kiếm từng đồng, trái lại lại tỏ ra rất thoáng với bạn bè. Đi ăn hay đi uống, thậm chí là thuê sân tập tennis, cái gì cậu cũng tranh phần trả tiền. Bạn bè nào tốt thì còn thi thoảng trả giúp cậu, chứ một số bạn nhân tính cậu phóng khoáng thì cũng cứ ỉm ìm im. Chị Thúy cho rằng, như thế bị cho là ngốc, là “ngố tàu” chứ giờ chẳng còn ai vỗ tay khen cho tính thoáng ấy nữa.

Nhiều lúc xót tiền của mẹ, chị Thúy cũng nhắc nhở mẹ nhưng bà lại bảo thủ: “Con trai thì phải thế. Nó thoáng với bạn một tí cũng đâu có sao. Nó mà ki quá sau này đứa nào nó dám yêu”, thành ra chị cũng đành… bó tay.

“Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”

Là một người sống ở nước ngoài một thời gian ngắn và ảnh hưởng phong cách tự lập của người phương Tây, anh Phan tuy là người sống cởi mở nhưng trong chuyện tiền bạc lại rất rõ ràng. Anh cho biết: “Tôi thấy người Việt nhiều khi quá coi trọng chuyện ai là người trả tiền. Như đi với sếp thì bao giờ cấp dưới cũng phải là người trả tiền để lấy lòng sếp chẳng hạn. Như thế chả hay chút nào”.

Anh thường xuyên đi công tác với sếp nhưng trừ những chi phí như ăn uống, đi lại, ở khách sạn trích từ tiền công tác phí cơ quan lo cho thì đi mua đồ về làm quà hay chọn quần áo, anh vẫn “tiền ai nấy trả”. Sếp anh cũng là người tâm lý, biết nhân viên của mình không phải dư dả tiền bạc gì nên cũng chẳng bao giờ phật ý về chuyện này. Theo anh Phan, đó là xu hướng chung hiện nay, trào lưu sống tự chủ, không phải phụ thuộc ngày càng trở nên thịnh hành.

Cứ phải bao ăn uống mới hợp thuần phong mỹ tục? - ảnh 2

“Đàn ông thời nay họ sống thực tế hơn nhiều rồi, họ biết tổ chức và tính toán chứ không phải cứ bao bạt mạng như ngày xưa nữa. Như thế cũng tốt”, đó là nhận định của chị Xuân, một nhân viên làm ở một ngân hàng quốc tế. Chị mới lập gia đình với một anh bạn là người nước ngoài. Chị nhớ lại, hồi yêu nhau, khi 2 người đi ăn cùng bạn bè,  anh ý vẫn “share” tiền cùng mọi người mà không phải ngại ngùng hay xấu hổ.

Còn khi ở cùng nhau rồi, chị dành phần lo thanh toán các khoản điện, nước, thức ăn hàng ngày. Khi đi siêu thị mua sắm, đi shopping, hay thi thoảng đổi bữa đi ăn ngoài thì chồng chị sẽ đảm nhận trách nhiệm chi tiền. “Phụ nữ chủ động “share” tiền cùng chồng cũng là bớt gánh nặng cho chồng và cũng thể hiện trách nhiệm với gia đình”, chị Xuân chia sẻ.

Còn như chị Hà, kế toán doanh nghiệp thì lại “share tiền” với chồng vì… mẹ chồng. Chị kể, chồng chị kiếm cũng khá, thế nên bà mẹ chồng lúc nào cũng bóng gió rằng chị là người ăn bám anh. Thấy bà nói vậy, chị cũng cảm thấy buồn và tủi thân.

Chẳng biết học ai nhưng từ đó trở đi chị và chồng “tiền bạc phân minh”. Do ở cùng bố mẹ chồng nên chị và anh sẽ cùng góp một khoản tiền ăn uống, sinh hoạt cho bố mẹ chồng. Còn lại các chi tiêu phát sinh trong gia đình nhỏ của anh chị, chị ghi chép cẩn thận rồi cuối tháng “chồng một nửa, vợ một nửa”. Chị bảo: “Như thế mẹ chồng mình không thể chê con dâu ăn bám chồng được nữa. Với lại, sau khi chi khoản chung, lương còn thừa, mình thỏa sức được sử dụng theo ý thích mà không bị ai can thiệp. Thế lại hay”.

Theo chị Hà, không phải cứ phải bao mới là hợp thuần phong mỹ tục của người Việt, hay cứ thấy share tiền thì là xấu. Bởi trong tùy từng trường hợp, tùy từng hoàn cảnh, phải biết sử dụng đồng tiền đúng cách. Cách tiêu tiền như thế nào cũng là một văn hóa mà không phải ai cũng biết.

Huyền Thanh

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !