Củ kiệu làm thuốc

Dưa món củ kiệu là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt khi Tết đến.

Kiệu vốn được trồng rộng rãi ở nông thôn để lấy củ muối dưa, làm gia vị hay làm thức ăn, nhưng có lẽ ít người biết  củ kiệu còn là vị thuốc được ghi nhận trong sách kinh điển Đông y từ hai ngàn năm trước.

Kiệu có tên khoa học là Allium chinense G. Don (tên đồng nghĩa A. bakeri Regel.), thuộc họ Hành - Alliaceae. Đây là loài cây thảo nhỏ có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn, bao bởi nhiều vẩy mỏng. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15-60cm, rộng 1,5-4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa.

Theo Đông y, củ kiệu có tên Giới bạch, có vị cay đắng, tính ấm; vào 3 kinh phế, vỵ, đại trường; có tác dụng ôn trung (ấm tỳ vị), lý khí khoan hung (sơ khí uất trệ, làm khoan khoái lồng ngực), thông dương tán kết (thông khí dương, tán khí kết), chủ trị đau ngực, bức rức khó chịu trong ngực, đau thắt ngực, đau hông sườn, ho suyễn nhiều đàm, nôn khan, viêm phế quản mạn tính, viêm dạ dày mạn tính, kiết lỵ mót rặn, mụt nhọt sưng đau. Ngoài ra còn chữa bạch đới, có thai bị lạnh đau bụng, ngã ngất hôn mê, bỏng. Nếu ăn được đều thì giúp chịu được rét lạnh, điều hòa nội tạng, bổ khí cho người khoẻ mạnh.

Theo các nghiên cứu hiện đại, củ kiệu có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, chống ngưng tập tiểu cầu, phòng ngừa sự hình thành huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu, thiếu máu cơ tim, có tác dụng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn và tế bào ung thư.

Củ kiệu làm thuốc - ảnh 1

Dưa món củ kiệu thường được ăn với bánh tét, bánh chưng ngày Tết.

Ba phương thuốc kinh điển dùng củ kiệu

Trong chương Mạch chứng và phép trị bệnh hung tý, tâm thống, đoản khí sách Kim quỹ yếu lược của Thánh y Trương Trọng Cảnh (soạn cách đây gần 2000 năm có giới thiệu 3 phương thuốc kinh điển chữa đau thắt ngực (hung tý) nguyên văn như sau (lưu ý các bài thuốc dịch nguyên theo đơn vị đo lường cổ chỉ có tính tham khảo, khi áp dụng thực tế do thầy thuốc kê đơn với liều thích hợp cho từng bệnh nhân cụ thể):

1. Trị bệnh hung tý, suyễn thở, ho khạc, ngực lưng đau, hơi thở ngắn, mạch thốn khẩu đi chìm mà chậm, trong khi mạch bộ quan đi nhỏ, nhanh, khẩn; dùng Quát lâu giới bạch bạch tửu thang chủ trị: Quát lâu 1 quả (giã nát), Giới bạch (củ kiệu) ½ thăng, Bạch tửu (rượu trắng) 7 thăng, cùng sắc lấy 2 thăng, chia 2 lần, uống nóng.

2. Trị hung tý, không nằm được, tim đau thấu sau lưng, dùng Quát lâu giới bạch bán hạ thang chủ trị: Quát lâu 1 quả, Giới bạch 3 lạng, Bán hạ ½ thăng, rượu trắng 1 đấu, cùng sắc lấy 4 thăng, uống 1 thăng, ngày 3 lần.

3. Trị hung tý, trong tim có bĩ khối, do khí kết tại ngực, ngực đầy tức, dưới sườn đau xóc lên tim, dùng Chỉ thực giới bạch quế chi thang chủ trị:  Chỉ thực 4 quả, Hậu phác 4 lạng, Giới bạch ½ cân, Quế chi 1 lạng, Quát lâu 1 quả (giã), lấy 5 thăng nước cho Chỉ thực, Hậu phác vào sắc trước còn lại 2 thăng,  sau đó bõ bã, cho các vị thuốc còn lại nấu sôi vài dạo rồi chia 3 lần uống.

Bài thuốc theo Dân gian bách thảo lương phương

- Chán ăn, tiêu hóa không tốt: Củ kiệu 9g, Vỏ quýt 10g, Cốc nha (Lúa nảy mầm sao vàng) 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa ỉa chảy, nôn khan không ngừng: Dùng kiệu 1 nắm (60g), nước 500ml, sắc cạn còn một nửa, chia thành nhiều lần uống

- Đau ngực, đau sườn: Củ kiệu 12g, Toàn qua lâu (Quát lâu) 15g. Sắc uống.

- Viêm xoang mũi: Củ kiệu 9g, Tân di hoa 10g, Ống mũi heo 100g. Thêm nước nấu cách thủy chín rục, chia ăn 2 lần.

- Lỵ do nhiễm khuẩn: Củ kiệu 10g,  Cỏ sữa nhỏ lá 30g. Sắc uống. Hoặc dùng một nắm củ kiệu tươi (40-60g) nấu cháo ăn.

- Viêm họng: Củ kiệu tươi 30g, Giấm gạo 50ml. Trộn giã nhuyễn đắp bên ngoài.

- Đau xóc bụng dưới xông lên ngực (bôn đồn khí thống): Kiệu tươi cả cây 60g, rửa sạch giã nhuyễn, thêm nước vắt lấy nước uống.

- Ban sởi không mọc: Mầm non kiệu tươi lượng vừa đủ vò nhuyễn xát lên trên ngực, lưng và tay chân (khi làm cần tránh gió).

- Chữa bị bỏng: Dùng Kiệu giã nhỏ, hòa với mật ong, vắt lấy nước bôi thì chóng lành.

- Chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, thai không yên: Củ kiệu 32g, Đương quy 8g, sắc uống.

- Chữa tự nhiên ngã ngất hôn mê như chết, hoặc trong khi ngủ mà bỗng dưng bị chết lịm là do trúng khí độc: Lấy củ kiệu giã vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi sẽ tỉnh.

- Chữa hóc xương cá: Củ kiệu 1 nhúm, nhai nát, cuốn một đầu sợi dây nhỏ vào trong, nuốt đến chỗ xương bị hóc, cầm đầu dây kéo ra từ từ.

- Dị vật nhọn đâm vào thịt da: Củ kiệu tươi lượng vừa đủ, giã nhuyễn bó lên chỗ tổn thương, sẽ lấy được dị vật ra ngoài.

- Rắn đeo kính cắn: Củ kiệu tươi và Thiên nam tinh tươi lượng vừa đủ, giã nhuyễn vắt nước bôi lên chu vi vết cắn.

Theo PHAN CÔNG TUẤN/Báo Đà Nẵng online

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Đang cập nhật dữ liệu !