Cụ bà 79 tuổi điều tiết giao thông

Mỗi khi đường ngập, mưa to, kẹt xe, người dân đi qua khu vực ngã tư Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu lại thấy một bà lão tóc bạc xông ra đường điều tiết giao thông khi cảnh sát chưa tới.
Cụ bà 79 tuổi “múa gậy” điều tiết giao thông 1

Lề đường là nơi cụ Giới mưu sinh. Ảnh: Tuấn Vương.

Gần 40 năm mưu sinh bên lề đường

 Theo Báo giadinh.net, cụ Giới năm nay 79 tuổi, nhưng đã có 37 năm bám trụ, kiếm sống ở ngã tư này với công việc bơm vá xăm xe do người chồng quá cố để lại. Cụ được người dân sinh sống quanh khu vực ngã tư Lê Quang Định-Nguyễn Văn Đậu (quận Bình Thạnh, TP HCM) gọi bằng cái tên thân thuộc “cụ Giới giao thông”.

Kể về cuộc đời đầy biến cố của mình, cụ Giới cho biết: Sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình có bốn anh em, khi mới học lớp 2 thì cha mất. Cảnh nhà rơi vào túng bấn, mẹ đem 4 đứa con cho người khác nuôi rồi bỏ đi biệt tích. Chiến tranh làm cụ Giới thất lạc hai người anh chị, còn một người anh thiệt mạng trong một trận bom.

Thời thiếu nữ, cụ quen biết rồi bén duyên cùng một người đàn ông quê miền Trung và theo chồng về quê ông sinh sống. Được một thời gian, cơm không lành, canh không ngọt, khi đứa con gái được 4 tuổi thì cụ ẵm con vào Nam. Chưa được bao lâu thì người chồng tìm đến, đem con gái về quê nuôi. Và đó cũng là lần cuối cụ thấy mặt con gái.

Rồi cụ gặp người chồng sau trong những tháng ngày bươn chải trong Nam. Năm đứa con trai, hai đứa con gái lần lượt ra đời. Từ công việc giặt ủi, vợ chồng cụ chuyển sang nghề vá-sửa xe. Nhờ sự chăm chỉ, tháo vát, gia đình cụ cũng có được căn nhà để trú nắng, trú mưa. Nhưng rồi, từ ngày cụ ông phát bệnh, bao nhiêu tài sản gia đình tích góp và cả căn nhà cũng đội nón ra đi. Con cái lớn, lập gia đình riêng nhưng cuộc sống quá khó khăn nên cũng chẳng đỡ đần được cha mẹ. Khi cụ ông mất, cụ bà chuyển ra đường ở hẳn và tiếp tục công việc của chồng để kiếm sống.

Khi được hỏi: “Đông con cháu mà cụ không ở với người nào để đỡ cực thân già?”, cụ Giới cười: “Mình còn sức thì còn nuôi thân được. Con tôi cũng muốn đón mẹ về sống chung, nhưng thấy chúng nó còn khổ cực quá, giờ cưu mang thêm mẹ còn khổ hơn”. Cụ Giới kể bằng giọng bình thản, ban ngày hầu như không có khách đến vá xe, vì đa phần khách ghé vào đều ngần ngại khi thấy cụ bà sức yếu. Cả ngày, có khi chỉ kiếm được vài ba chục ngàn đồng từ việc bơm xe. Bởi thế, cụ phải chong đèn đến khuya, khi các tiệm sửa xe khác đóng cửa thì mới mong kiếm thêm chút đỉnh.

Cụ Giới cứ ngủ chập chờn trên chiếc ghế bố, dưới mái bạt ngay lề đường, hễ có khách ghé lại thì cả chủ lẫn khách… cùng nhau hì hục vá xe. Mỗi miếng vá cụ chỉ lấy 10.000 đồng. Bằng ấy năm hành nghề, tuyệt nhiên không hề có chuyện lợi dụng đêm khuya mà cụ tăng giá hay bắt chẹt khách lỡ độ đường.
Cụ bà 79 tuổi “múa gậy” điều tiết giao thông 2

Kỷ niệm Chương của Bộ trưởng Bộ GTVT tặng cụ Giới.

Quà tặng của Phó Chủ tịch nước và Bằng khen của Bộ trưởng

Mỗi buổi chiều khi dòng người tan sở, học sinh tan trường, công nhân tan ca… ngã tư đường Nguyễn Văn Đậu-Lê Quang Định thường ùn ứ, tắc nghẽn thì cụ lại bỏ việc đấy, xách gậy ra điều tiết giao thông khi chưa có cảnh sát giao thông tới làm nhiệm vụ. Thấy bà già “lăng xăng”, nhiều người cũng chả buồn nghe theo, mặc kệ cụ bà đứng la hét khản cổ. Rồi dần dần, người đi đường cũng răm rắp làm theo chỉ dẫn của cụ.

Nói về việc “múa gậy” chỉ đường, cụ xởi lởi kể: “Ngã tư đường này lúc nào cũng đông đúc xe cộ. Mà 5-7 năm về trước ở đây đâu có đèn giao thông, nên mỗi khi đến giờ cao điểm là kẹt xe liên tục. Có khi xe bị dồn ứ dài cả cây số”. Mỗi lúc như vậy, cụ Giới lại xông ra đường, giúp điều tiết xe, phụ người dân xung quanh đưa người bị thương đi cấp cứu. Lâu dần hình ảnh đó cũng thành quen, mọi người dần ủng hộ và lưu thông theo sự hướng dẫn của cụ. Hình ảnh ấy quen thuộc đến mức, mỗi khi cụ Giới ốm đau hay mệt không ra điều tiết giao thông, lại có nhiều người thắc mắc: “Cụ già giao thông đâu rồi?”. Cụ Giới cười vui: “Mệt thì mệt, nhưng tôi vui vì đã làm được một việc tốt giúp ích cho mọi người”.

Ròng rã suốt nhiều năm trời hỗ trợ lực lượng cảnh sát giao thông tại ngã tư đường này, nỗ lực của cụ Giới đã được các ngành chức năng ghi nhận. Ngày 19/1/2012, cụ Nguyễn Thị Giới đã được Đài Tiếng nói Việt Nam, kênh VOV giao thông phối hợp với một doanh nghiệp trao tặng quà và danh hiệu “Hiệp sĩ giao thông”. Ngày 22/8/2012, Bộ trưởng Bộ GTVT-Đinh La Thăng đã ký Kỷ niệm Chương tặng cụ Giới về những đóng góp cho ngành giao thông. Đặc biệt, tấm ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Phó Chủ tịch nước gửi tặng cụ vì những đóng góp cho cộng đồng. Với cụ Giới, những tấm bằng khen, kỷ niệm chương luôn được cụ xem như những kỷ vật của cuộc đời mình.

Tâm sự, cụ Giới cho biết: “Chẳng giấu gì, vừa rồi tôi mới bị té gãy xương, phải nằm viện hết 4 tháng. Chi phí điều trị, tôi phải vay mượn nên giờ cố gắng làm trả hết nợ rồi nghỉ, không vá xe nữa. Con cháu nó nghèo, không có tiền nên số tiền 10 triệu chữa bệnh ấy như một gia tài, tôi sẽ cố trả hết nợ rồi nghỉ”.


BT

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !