Công nhân trẻ, yêu thoáng, phóng khoáng đổi bạn tình

Suy nghĩ chỉ những người nhiều tiền lắm của hay những kẻ có vấn đề về đạo đức, tâm lý mới thich thú sa đà vào câu chuyện đổi bạn tình khiến nhiều người ngỡ ngàng khi biết: càng ngày, vấn đề này càng diễn ra nhiều hơn ở tầng lớp bình dân, đặc biệt trong giới công nhân trẻ ở các khu công nghiệp.
Bốc thăm đổi tình

Cũng rất khó khăn, tôi mới thuyết phục được chàng thanh niên Nguyễn Việt H. (25 tuổi, quê Đồng Tháp) cho tôi vào vai người tình của cậu. Nhưng H. dặn tôi: "Chị phải đóng như thật, bởi bọn em đi quen rồi, bọn nó biết bồ em nữa, hôm nay em sẽ nói vừa kiếm được bồ mới. Cho nên, chị phải nói mình làm công nhân ở khu công nghiệp Mỹ Phước (tỉnh Bình Dương) xuống. Cái khu công nghiệp Linh Trung, Thủ Đức này, công ty nào bọn chúng cũng biết, chị đừng nói lớ ngớ kẻo lộ hết bánh kẹo"
Công nhân trẻ, yêu thoáng, phóng khoáng đổi bạn tình - ảnh 1
Những căn nhà lá là “điểm đến” của các cặp đổi tình

Tôi chăm chú lắng nghe, cố gắng thu nạp những thứ cần thiết cho một cuộc "nhập vai diễn" hoàn hảo. H. là người miền Tây, tính tình phóng khoáng, tôi quen cậu ta trong một lần đi đám cưới đứa em họ. Lúc ấy, H. không biết tôi là phóng viên nên ngồi rủ rỉ kể cho mấy đứa con trai nghe về việc đổi tình, và rủ xem có ai tham gia không. Tôi dùng hết kỹ năng nói chuyện làm thân với H., sau đó nhờ H. cho đi theo sở thị viết bài.

Trước khi đi, H. dặn tôi kỹ càng, rằng khi vào đó phải biết nhậu, phải nói nhiều. Bởi, thường nếu một thành viên mới sẽ phải chứng tỏ mình "dễ tính" cho mọi người an tâm. Nếu lầm lầm lì lì sẽ bị nghi ngờ. Điều quan trọng nữa, phải nói làm công nhân, hoặc lao động tay chân tự do. Vấn đề này rất quan trọng, tạo niềm tin cho các thành viên yên tâm vì có nhiều người "đồng cảnh ngộ" cả về suy nghĩ lẫn vật chất. Khi có ai đó "đẳng cấp", sẽ dẫn đến hiện tượng tranh giành bạn tình, dễ xảy ra mâu thuẫn "nội bộ".

Trong vai người tình, tôi ngồi sau ôm eo H. đến một khu giải trí có nhiều chòi câu cá. Sau đó, anh bạn dẫn đầu nhóm chọn một cái chòi phù hợp đủ chỗ 10 đôi ngồi ăn uống nói chuyện. Thay vì đến đây gọi đồ, cả bọn sẽ góp tiền vào quỹ hội (thành viên tham gia đổi tình phải đóng quỹ phục vụ phí chơi) để phụ nữ nấu ăn rồi đưa đến nơi tụ họp nhằm giảm bớt chi phí. Khi được H. "huấn luyện" kỹ càng cách nhập cuộc, tôi tự tin giới thiệu đang làm công nhân may ở khu công nghiệp Mỹ Phước, rồi thao thao bất tuyệt nói chuyện khiến nhiều cặp đôi bên cạnh tỏ rõ sự vui vẻ hài lòng.

Với mười cặp đôi có mặt buổi hôm đó, tuổi đời từ 20 đến 35, nhưng tuyệt đối chưa có cặp nào đăng ký kết hôn, chỉ là tình nhân, hoặc đang sống thử với nhau. Theo sự chỉ đạo của một người tên S. (35 tuổi, quê Long An) thì hôm đó cả hội sẽ câu cá, ăn uống xong thì từng đôi sẽ bốc thăm để đi riêng với nhau. Các cô gái chàng trai sau khi thành cặp mới đều có quyền lựa chọn điểm đến tăng hai tùy thích. Vài đôi ngồi lại chòi cá, vài đôi lên đường đi nhà nghỉ. H. quay sang giải thích cho tôi: "Vì muốn công bằng nên bắt thăm, bởi nếu được chọn thì các thành viên sẽ chọn người đẹp hoặc khỏe mạnh, bắt thăm xoay vòng là công bằng nhất. Đã vào hội này rồi thì chẳng ai cần cảm xúc nhiều, thích là nhích thôi".

Yêu giải khuây nên phải thoáng

Khi tôi tìm hiểu sâu xa, thực chất tình yêu của các đôi công nhân đổi tình là yêu giải khuây chứ không phải xác định hôn nhân. T., quê ở Cần Thơ, mới học xong lớp 6, có thâm niên gần mười năm xa nhà. Trước làm hồ với anh trai, sau thấy công việc, cuộc sống thợ hồ bấp bênh nên theo bạn xuống khu công nghiệp Linh Trung, Thủ Đức (TP.HCM) làm công nhân. Với sức khỏe hơn người, T. làm nhân viên bốc vác trong kho, công việc tuy nặng nhọc nhưng thu nhập ổn định.

T. vốn đã có người yêu ở quê, theo T. nói: "Quê em bố mẹ vẫn còn có suy nghĩ rất cổ hủ là hỏi vợ cho con trai. Khi mẹ gọi về xem mặt vợ, em không chịu nhưng chiều lòng ông bà già nên em xin nghỉ phép về xem mặt người ta. Nào ngờ con nhỏ vừa hiền lại xinh, nhưng do chưa được tuổi cưới, em để đó lên công ty làm tiếp. Ở trên này, hàng ngày đi làm có 8 tiếng, tăng ca thì 12 tiếng, thời gian rảnh rỗi không biết làm gì. Em gặp L. lúc đi uống cà phê, thế rồi hai đứa cặp với nhau. L. không xinh nhưng ăn chơi lắm, mà suy nghĩ thoáng. L. bảo anh có vợ chưa cưới thì cứ việc, chúng mình yêu nhau khi nào anh cưới vợ thì thôi.

Cũng vì tư tưởng thoáng nên khi T. được bạn rủ tham gia "đổi tình", L. đồng ý ngay, L. còn rất hứng khởi. Lúc thấy tôi mới vào, L. khuyến khích: "Chị đừng ngại, bọn em lần đầu cũng thế, nhưng giờ quen rồi, chẳng việc gì mà sợ, đàn ông chơi được sao mình không chơi. Bọn nó cũng coi tình cảm không ra gì, cái trò này em đọc trên báo rồi, toàn bọn nhà giàu nghĩ ra. Ngày xưa em ghét lắm, nhưng tham gia rất thú vị, tìm cảm xúc mới".

Theo lời L., do hoàn cảnh các đôi đều làm công nhân tham gia chơi đổi tình nên các lần tụ họp đều phải có kế hoạch để tiết kiệm chi phí. Trung bình một tháng sẽ liên lạc gặp vào ngày chủ nhật đầu tháng hoặc nhiều thì một tháng hai lần. L. chia sẻ thêm: "Trước chưa quen T., em có tham gia hội kia có khoảng 5, 7 cặp đôi nhưng một tuần đổi tình một lần. Chơi thế mau mệt và hết tiền nên em đổi sang hội mới với bạn anh T.". Các cặp đôi gặp nhau trên tinh thần giao lưu học hỏi thêm về cuộc sống, sau đó "hưởng thụ" cảm giác mới mẻ. Mình còn trẻ, cứ hưởng thụ đi, không ai biết hết, sau này có lấy nhau đâu, mỗi người tìm một người lạ kết hôn, quá khứ chôn vùi...".

Trào lưu đi ngược đạo đức xã hội

Trong khi đời sống kinh tế ngày một phát triển, các trào lưu văn hóa mớidu nhập, dẫn đến tư tưởng sống nhiều người thay đổi, dễ dãi. Nói về vấnđề này, thạc sĩ tâm lí, Nguyễn Thị Như Quỳnh (Khoa Tâm lí học - TrườngĐHSP TP.HCM) chia sẻ: "Nói đến các hội đổi tình không còn xa lạ với xãhội. Nhưng trước kia là thành phần giàu có, còn nay, tầng lớp bình dânđổi tình càng nhiều. Bàn về mặt đạo đức, điều hiển nhiên, các cuộc đổitình là đi ngược lại với đạo đức người Việt, giá trị của tình yêu ngàycàng bị họ coi nhẹ, xem thường. Đây là một hiện tượng báo động trên toànxã hội, vì tính lây lan ngày càng rộng".

Theo Minh Hiếu - Thu Trần/Nguoiduatin.vn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !