Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc: Khuôn mặt kẻ bội bạc

Đã từng có thời, Nga hào phóng với Trung Quốc đến mức cung cấp miễn phí một lượng lớn vũ khí và công nghệ quân sự giúp cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này có được một nền tảng cực kỳ quan trọng. Nhưng Trung Quốc “chưa lớn đã láu cá” khi giả mua vũ khí Nga để đánh cắp công nghệ và kết quả là Nga không bao giờ còn tin Trung Quốc được nữa.

Bản báo cáo vừa được công bố hồi giữa tháng 10 vừa qua, Viện nghiên cứu quan hệ Nga, Trung Á và Caucasus của Iran đã lý giải phần nào cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ công nghiệp quốc phòng Nga – Trung.

Thời kỳ “trăng mật”

Báo cáo cho biết, mối quan hệ hợp tác quân sự giữa 2 nước này bắt đầu ngay từ những năm đầu của Chiến tranh Lạnh. Khi đó, Joseph Stalin đã hào phóng ra lệnh cung cấp miễn phí cho Trung Quốc một phần vũ khí và công nghệ quân sự của Nga. Kết quả là Trung Quốc đã nhận được một lượng khá lớn các loại vũ khí hạng nặng, hạng nhẹ và đặt nền móng cho ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Nhờ công nghệ chế tạo của Liên Xô, thông qua các sản phẩm MIG-17, MIG-19, MIG-21, IL -14, TU-4, TU-6, tàu ngầm lớp Romeo, xe tăng T-54, các loại pháo cao xạ, xe bọc thép chở quân… ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc đã hình thành và duy trì cam kết với nhà sáng lập nước ngoài của mình.

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc: Khuôn mặt kẻ bội bạc - ảnh 1
Xe tăng T-54 của Nga

Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow “trục trặc” trong thập niên 60, ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc cũng gần như “sống thực vật”.

Để lấp chỗ trống, Trung Quốc quay sang mua vũ khí và công nghệ quân sự của Pháp, Italy, Mỹ nhưng rồi khi biến cố Thiên An Môn nổ ra, nguồn cung này cũng bị chặn đứng bởi lệnh cấm vận. Khi đó, quân giải phóng Trung Quốc (PLA) dù sở hữu một lượng quân số và vũ khí lớn nhưng gặp rất nhiều vấn đề về kỹ thuật khiến nước này liên tục thất bại trong các cuộc đụng độ vũ trang với láng giềng. Trung Quốc rất dè chừng khi quan hệ với Ấn Độ bởi New Delhi có những loại tiêm kích hiện đại do Nga, Pháp, Anh chế tạo.

Cơ hội hồi sinh cho ngành công nghiệp này của Trung Quốc bừng sáng trở lại khi Liên Xô sụp đổ. Nước Nga từ đó đã bắt đầu đồng ý bán vũ khí cho Trung Quốc nhưng họ chỉ còn coi Bắc Kinh là một trong những khách hàng thương mại thông thường. Năm 1992, Trung Quốc đặt mua 78 tiêm kích SU-27. Chính nhờ nhận được số máy bay chiến đấu dòng Flanker này (SU-27 và các mẫu tiếp theo) mà sức mạnh của PLA được cải thiện đáng kể. Việc sở hữu 12 tàu ngầm lớp Kilo, hệ thống tên lửa phòng không S-300, radar giám sát trên không, 26 máy bay lên thẳng Ka-27 và Ka-28, 25 máy bay vận tải IL-76  và máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78, 11 máy bay chở khách TU-154, 338 máy bay lên thẳng Mo-8/17… cùng một lượng lớn đạn dược, khiến Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của Nga. Sau đó, khi ký hợp động mua 100 tiêm kích SU-30, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu lớn nhất loại máy bay này, thậm chí khiến quân đội Nga còn không được cung cấp kịp thời (vì nhà sản xuất “mải” bán hàng cho Trung Quốc).

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là việc Nga-Trung đã có những dự án liên doanh chế tạo vũ khí. Nga đã cấp giấy phép cho Trung Quốc chế tạo 200 chiếc SU-27 dưới tên gọi J-11. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã khởi động dự án chế tạo máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 trên cơ sở máy bay IL-76 đồng thời Nga cũng cung cấp động cơ cho Trung Quốc sản xuất máy bay huấn luyện JL-8. Để sản xuất tiêm kích J-10, Trung Quốc đã đặt mua hơn 270 động cơ từ Nga và đã đặt hàng hơn 100 động cơ của máy bay đa năng FC-1. Lô máy bay xuất khẩu gần nhất thuộc loại này là chế tạo cho Pakistan gồm 250 chiếc. Giới phân tích quân sự quốc tế khẳng định, Trung Quốc đã thu được những kết quả “khó tin” nhờ sự trợ giúp của Nga.

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc: Khuôn mặt kẻ bội bạc - ảnh 2
Nga đã cấp giấy phép cho Trung Quốc chế tạo 200 chiếc SU-27 dưới tên gọi J-11.

Trở mặt và bội bạc

Trong khi mọi chuyện đang “nồng thắm” thì từ năm 2004, Nga bất ngờ nhận thấy Trung Quốc đã lẳng lặng trở mặt, vi phạm bản quyền sản phẩm. Điều này khiến Nga nổi giận, chấm dứt việc cấp giấy phép sản xuất J-11. Theo tố cáo của phía Nga, Trung Quốc đã cố tình sao chép các mẫu máy bay mà họ có được, thay vào đó là động cơ, radar và vũ khí của Trung Quốc. Hành động tiếp theo của Trung Quốc là chế tạo trái phép một phiên bản máy bay Su-30MK2 và đặt một cái tên là J-16. Không mua được Su-27 tầm xa từ Ukraine, Trung Quốc tự chế tạo lô máy bay Su-33 dưới tên gọi J-15. Thêm vào đó, trong hoạt động chế tạo tàu ngầm, Trung Quốc cũng nỗ lực chế tạo sản phẩm theo mẫu mã của Nga nhưng do chính họ hoàn thiện. Đầu tư lớn vào chế tạo động cơ máy bay, Trung Quốc nhắm mục tiêu tiến tới ngày càng độc lập với Nga.

Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tin tưởng là bằng cách này họ sẽ từng bước ngừng nhập khẩu vũ khí của Nga và tiến tới trở thành một nhà xuất khẩu lớn, đủ sức cạnh tranh với các cường quốc khác. Kể từ đó, Nga đã rất hạn chế bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp tục cung cấp động cơ máy bay. Thêm vào đó, mọi lời đề nghị sử dụng các nghiên cứu công nghệ cao từ phía Trung Quốc đều bị Nga từ chối thẳng thừng nhưng Nga lại sẵn lòng bán cho các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực.

Bài 2: Khi lòng tin đã mất

Lương Minh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !