Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại

Những chiếc tăm xỉa răng hàng ngày được người dân làng nghề ngày đêm sản xuất để cung cấp ra thị trường đã phải trải qua nhiều công đoạn như chẻ nan, chuốt nan, cắt… đến công nghệ tẩy trắng tăm bằng hóa chất độc hại.

PV Infonet tìm về làng nghề Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa – Hà Nội) chứng kiến cảnh người dân tấp nập làm tăm. Nghề thu hút đủ mọi đối tượng tham gia, từ trẻ em 5 – 10 tuổi đến các cụ già 70 – 80 tuổi ngồi chẻ nan. Sau công đoạn này, những chiếc nan được người dân phơi ven đường 1 -2 nắng rồi mới đưa vào cơ sở sản xuất.

Tìm vào một cơ sở sản xuất của T, một trong những cơ sở làm tăm khá lớn trong làng, chúng tôi được anh T giới thiệu các công đoạn làm tăm.

Sau khi cho vào máy chà, xát hình thành những que tăm, công nhân mang tăm đi phơi một vài nắng, sau đó đưa vào bể để ngâm tẩy trắng bằng hóa chất. Theo anh T, hóa chất của người làm nghề chủ yếu là lưu huỳnh. Sau 1 đến 2 ngày, tăm được tẩy trắng rồi đưa ra làm tiếp.

Bước chân vào cơ sở của anh T, chúng tôi chứng kiến hàng chục công nhân làm nghề, tiếng máy cắt, máy chà, xát… inh tai, nhức óc. Không chỉ vậy, PV đứng chừng 10 phút, bụi bẩn bay mù mịt, bám đầy quần áo, không khí ngột ngạt, không chịu được người mới tiếp xúc như chúng tôi phải chạy ra ngoài để hít thở không khí trong lành.

Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại - ảnh 1
 Số người bị ảnh hưởng từ nghề liên quan đến viêm phế quản, viêm phổi, lao của người làm nghề ngày càng gia tăng.

Những năm trước người làm nghề dùng tăm tre, vầu. Sau một thời gian ngâm nước, khi vớt lên, tăm bốc mùi kinh hoàng. Thêm nữa, nguồn nước bị ô nhiễm hơn, nguyên liệu làm tăm khan hiếm nên người làm nghề chuyển sang làm tăm bằng cật giang. Tuy nhiên, thay vì ngâm nước, giờ đây người dân lại xử lý  bằng hóa chất độc hại với cách dùng thủ công.

Chúng tôi tìm đến cơ sở của anh H ven làng, anh cho biết, trước đây người làm nghề xử lý tăm xỉa răng bằng cách cho lưu huỳnh vào đốt để tăm trở lên trắng hơn. Người ta đưa tăm ra khu vực sân rộng, quây tròn rồi đưa lưu huỳnh đốt mục đích cho khói lưu huỳnh ngấm vào những bó tăm để lấy mầu trắng…

Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại - ảnh 2
Sau khi làm công đoạn cuối cùng, người ta đưa đi xử lý hóa chất để tẩy trắng tăm

Nhưng hiện nay, một số cơ sở đã bỏ công nghệ tẩy bằng lưu huỳnh mà thay vào đó là tẩy tăm xỉa răng bằng xút (NaOH) được mua từng tải từ Trung Quốc. Khi đến công đoạn cuối cùng, người làm nghề đưa loại xút NaOH vào bể, ngâm tăm 1 ngày rồi vớt ra, tăm trắng tinh.

Anh H giải thích với PV, sản phẩm làng nghề chúng tôi xử lý bằng hóa chất từ bao lâu nay không thấy khách hàng phản ánh gì, và cũng chẳng thấy ảnh hưởng độc hại gì... 

Theo phản ánh của nhiều người dân làm nghề, sau khi xử lý tăm xỉa răng bằng chất NaOH, hầu hết các cơ sở sản xuất đổ nước thải hóa chất ra ngoài cống rãnh, sông ngòi xung quanh làng gây ô nhiễm trầm trọng.

Dưới đây là một số hình ảnh làm tăm tại làng nghề Quảng Phú Cầu:

Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại - ảnh 3
Nghề thu hút đủ các đối tượng người già trẻ em tham gia
Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại - ảnh 4
Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại - ảnh 5
Các loại nguyên liệu làm tăm được người làm nghề phơi dọc đường
Công nghệ làm tăm: Phủ kín hóa chất độc hại - ảnh 6

Nguyễn Hiếu

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !