Công khai điểm thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT có phạm luật?

Hiện nay, 63 tỉnh thành trên cả nước đã công bố điểm thi THPT quốc gia 2017. Tuy nhiên, dư luận đang băn khoăn việc, điểm từng môn thi được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các em.

Ảnh minh hoạ

Bất cứ ai, bất cứ khi nào chỉ cần vào mạng là có thể xem điểm thi của tất cả các thí sinh. Điều này khiến nhiều người lo ngại về tính bảo mật thông tin và xâm phạm quyền riêng tư của các thí sinh.

Nhất là trước đây đã xảy ra không ít vụ việc, thí sinh tự ti về điểm thi nên đã có những suy nghĩ và hành động dại dột, rồi những cuộc chạy đua về điểm số.

Việc Bộ GD&ĐT công bố điểm thi của tất cả các thí sinh có vi phạm quyền riêng tư?

Liên quan đến vấn đề này, PV báo Infonet đã có cuộc trò chuyện cùng luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh.

Luật sư Giang Hồng Thanh cho hay: “Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể, chi tiết về hình thức công bố điểm thi của thí sinh THPT nói riêng cũng như thế nào là xâm phạm bí mật đời sống riêng tư của người từ đủ 16 tuổi trở lên nói chung nên không thể nói rằng việc công bố công khai điểm thi tốt nghiệp THPT của tất cả các thí sinh trên mạng là xâm phạm đời sống riêng tư của các em.

Xin giải thích thêm về việc tại sao lại là người từ đủ 16 tuổi trở lên, bởi lẽ người dưới 16 tuổi được coi là trẻ em, mà Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 quy định về việc bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em như sau:

"Điều 36. Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng

1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em."

Theo Điều 33 của Nghị định này thì: "Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em."

Như vậy, việc công bố kết quả học tập của người dưới 16 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và của chính người đó.

Nhưng như đã nêu ở trên, đối với người 16 tuổi trở lên thì pháp luật lại chưa có quy định rõ ràng, nên cách hiểu về vấn đề cung cấp thông tin bí mật đời sống riêng tư của người 16 tuổi trở lên còn chưa thống nhất, trong khi thí sinh tốt nghiệp THPT đều là người đã trên 16 tuổi".

Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh

Luật sư Giang Hồng Thanh cũng cho biết thêm: "Theo quan điểm cá nhân, với những phản ứng mà đa số là không đồng tình của dư luận xã hội hiện nay, có lẽ Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quay trở lại hình thức công bố điểm thi theo cách chỉ có người có điểm mới được biết để tránh gây sự xáo trộn về mặt tâm lý của học sinh. Điều đó cũng không ảnh hưởng đến tính minh bạch mà Bộ coi đó là lý do để công khai điểm thi của tất cả thí sinh, vì minh bạch hay không thể hiện qua các nội dung khác chứ không thể hiện qua việc ai cũng biết điểm thi của ai”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, cô Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục – Học viện Quản lý Giáo dục cho hay: “Những thông tin về kết quả học tập của học sinh được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không được sự đồng ý của các em là vi phạm mục 11 điều 6 Luật trẻ em.

Mặt khác nó có thể ảnh hưởng không tốt tới tâm lý các em, đặc biệt là các em có kết quả không mong muốn. Việc công khai kết quả thi khiến các em dễ cảm thấy thua kém, tự ti trước bạn bè, người thân và rất có thể là nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ, hành động dại dột.
Trên thế giới nhiều nước có nền giáo dục phát triển như nước Anh, điểm thi của học sinh được coi là những thông tin cá nhân và phải được giữ bí mật.Vì thế nên toàn bộ thông tin này được mã hoá thành mã số chứ không côngkhai danh tính học sinh.

Theo tôi, Bộ GD&ĐT không nên công bố công khai điểm thi của tất cả các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia trên các thông tin đại chúng tránh những sự cố đáng tiếc liên quan đến tâm lý thí sinh”.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !