Cống Hiệp Hòa - Khúc bi tráng không thể lãng quên!

Cống Hiệp Hòa không bao giờ bị lãng quên không chỉ vì thảm họa đau lòng, mà còn vì vị trí, vai trò của nó với cuộc sống của nhân dân Nghệ An. Chúng ta cần khẳng định điều này và suy ngẫm về nhiều thứ để rút ra những bài học có giá trị.

Cống Hiệp Hòa

Tìm gặp người bị phạt tù nặng nhất

Trong sự kiện bi thảm sập cống Hiệp Hòa, có một nhân vật mà hiện nay ít người biết đến nhưng đây là một “đầu mối” để tìm hiểu sự thật về cống Hiệp Hòa. Phan Văn Thắng đề nghị tôi phải tìm gặp bằng được con người này.

Thật ra, con người này với tôi không hề xa lạ - vừa là đồng hương Quỳnh Lưu, vừa cùng họ Hồ, đó là ông Hồ Như Hồng. Tôi biết chỗ ở của ông nhưng chỉ sợ ông không muốn gặp chúng tôi. Thêm nữa, tìm được đến nhà ông nhưng có thể ông đi vắng. Nghĩ mãi, tôi quyết định nhờ một cán bộ của huyện Quỳnh Lưu “trinh sát” và khẳng định là ông Hồng hiện vẫn ở tại nhà mình là được. Sau khi có đầy đủ thông tin, chúng tôi tức tốc lên đường. Hóa ra, ông rất hồ hởi khi gặp chúng tôi và sẵn sàng kể hết mọi chuyện.

Ông Hồ Như Hồng (phía bên phải) nói chuyện với nhà báo

Ông Hồ Như Hồng tốt nghiệp Đại học Thủy lợi vào năm 1965 và được nhà trường giữ lại làm giảng viên. Một thời gian ngắn sau, ông được tỉnh Nghệ An xin về quê công tác. Ông Hồng là “linh hồn” của hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh vào những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước. Khi tỉnh Nghệ Tĩnh rầm rộ làm những công trình thủy lợi lớn như hồ Kẻ Gỗ, vực Mấu, kênh Vách Bắc…, ông Hồng là trưởng phòng, kiêm trưởng ban xây dựng cơ bản của Ty Thủy lợi Nghệ Tĩnh, lúc này ông là kỹ sư bậc 3. Vào trước thảm họa cống Hiệp Hòa xảy ra, ông là tổng chỉ huy các công trình thủy lợi Vách Bắc.

Ông Hồ Như Hồng - Tổng chỉ huy các công trình thủy lợi của Nghệ Tĩnh 40 năm về trước, nay đã lui về sống và bốc thuốc ở ngôi làng nổi tiếng nhất Việt Nam – Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ở tuổi gần 80 (ông Hồng sinh năm 1940), ông vẫn minh mẫn và tinh anh. Ông luyến tiếc và day dứt khi nói về sự kiện sập cống Hiệp Hòa. Ông công nhận là có sự chủ quan, duy ý chí và thiếu may mắn nên dẫn đến thảm họa. Chủ quan ở chỗ đã phát hiện ra vết nứt ở cống nhưng vẫn không đề phòng. Thiếu may mắn ở chỗ công việc đã sắp hoàn tất, chỉ cần 5, 6 tiếng đồng hồ nữa trôi qua là các khối bê tông được đổ xuống cứng rắn, vững chắc là thắng lợi. Có tin nội bộ là sau thắng lợi của công trình này, ông Hồng có thể được ngồi vào ghế Phó Chủ tịch tỉnh.

Nhưng cống đã sập, người đã chết, ông Hồng đã bị cách chức, hạ xuống còn kỹ sư bậc 1. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, ông còn bị kết án trong một phiên tòa mà cả nguyên cáo lẫn bị cáo đều khóc. Ông Hồng bị tù nhiều nhất: 6 năm (nhiều gấp 3 lần 2 người bị phạt tù khác). Hôm xảy ra thảm họa, ông Hồng có mặt ở hiện trường, ông vừa rời cống khoảng 100 mét thì cống sập, ông ngất đi. Tỉnh dậy, ông bàn với lãnh đạo tỉnh cho công bố số lượng nạn nhân (vì Đài BBC đưa tin là có hơn 400 người bị chết trong tai nạn này). Dù được can ngăn (sợ bị người nhà nạn nhân hành hung) nhưng ông vẫn đến tận nhà một số nạn nhân thăm hỏi, tặng chăn và đau đớn cùng người nhà nạn nhân. Hơn 40 đã trôi qua nhưng hình như ông vẫn dày vò trong đau đớn.

Tuy vậy, khi biết chúng tôi tìm hiểu về thảm họa sập cống Hiệp Hòa để viết bài, ông Hồng dặn: “Cần viết cho đúng và khách quan. Ông Trương Kiện (lúc đó là chủ tịch tỉnh) không có lỗi gì trong sự việc này đâu!”.

Tìm về đau nỗi đau chung

Sau khi rời Quỳnh lưu, chúng tôi tìm về xã Cát Văn (huyện Thanh Chương) – nơi có số thanh niên hi sinh nhiều nhất là 37 người. Dù đã được một đồng nghiệp quê ở đây nhấn mạnh đây là một làng quê rất nghèo nhưng tôi vẫn sửng sốt trước sự nghèo khó ở nơi đây. Cái nghèo lộ ra ngay ở trụ sở UBND xã: dãy nhà một tầng cũ kỹ, tường đá rửa đã bong tróc, một số cửa gỗ xiêu vẹo. Cách ăn mặc của người dân cũng nói lên sự lam lũ, hầu như không thấy nhà tầng…

Những người dân luống tuổi của xã Cát Văn không bao giờ quên không khí tang tóc đêm 03/01/1978. 37 chiếc quan tài chuyển về chật kín sân kho, một số phải chuyển sang nơi khác. Xã quyết định chôn cất cả 37 người trên rú Đụn với ý nghĩ là sau này thành lập một nghĩa trang chung nếu họ được công nhận là liệt sĩ. Nhưng thời gian trôi, mọi thứ dường như rơi vào quên lãng, các gia đình lục tục đưa họ về với nghĩa trang gia đình.

Vợ chồng anh Nguyễn Nhật Lý

Chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Nhật Lý ở xóm 11 – chồng của nạn nhân Nguyễn Thị Nga (sinh 1958, một trong những người hiếm hoi đã xây dựng gia đình). Anh Lý sinh năm 1954, năm 1972 đi bộ đội. Sau nhiều năm ở quân ngũ, anh về quê và cưới vợ. Mới về ở với nhau được 4 ngày thì chị Nga vĩnh viễn ra đi. Anh Lý bùi ngùi: “Tôi ở trong quân ngũ, trải qua chiến tranh nhưng vẫn trở về lành lặn. Ấy thế mà vợ tôi lại ra đi khi đất nước đã hòa bình, thống nhất…”. Tình cảnh của anh Lý – chị Nga khiến tôi nhớ tới tình cảnh của cố Thi sĩ Hữu Loan với bài thơ “Màu tím hoa sim” nổi tiếng. Có một điều an ủi là 4 năm sau, anh Lý xây dựng gia đình với chị Nguyễn Thị Lý – một người chết đi sống lại trong vụ sập cống Hiệp Hòa.

Chúng tôi sang nhà bên cạnh là nhà của bà Nguyễn Thị Liên, mẹ của nạn nhân Bùi Thị Tiến (bố của chị Tiến là ông Bùi Văn Điều đã mất). Bà Liên năm nay đã 87 tuổi, gầy gò, yếu đuối. Tuy vậy, bà vẫn đưa chúng tôi ra nghĩa trang, chỉ mộ của chị Tiến. Trở về nhà, bà đưa ảnh của chị Tiến ra lặng ngắm, mắt đăm đắm buồn –nỗi buồn thương trong mắt bà dường như kéo cả buổi trưa tối lại.

Bà Liên đưa ảnh con gái Bùi Thị Tiến ra lặng ngắm

Anh Lý cho biết, năm ngoái 37 gia đình nạn nhân ở đây quyết định góp mỗi gia đình 100 ngàn đồng làm kinh phí để kêu gọi cơ quan chức năng quan tâm đến vụ việc sập cống Hiệp Hòa một cách thỏa đáng. Thân nhân của những người đã hi sinh không hài lòng với sự lạnh lẽo ở nơi 98 thanh niên ngã xuống. Họ cũng không thấy được an ủi khi mỗi tháng nhận được 540.000 đồng (năm trăm bốn mươi ngàn đồng) – bằng với số tiền trợ cấp cho người khuyết tật.

Chúng tôi đến cống Hiệp Hòa, về Cát Văn để đau nỗi đau chung và muốn góp tiếng nói để làm vợi bớt nỗi đau này. Dòng nước trong xanh vẫn mải miết chảy về xuôi qua cống Hiệp Hòa. Lịch sử cống Hiệp Hòa là một khúc bi tráng không thể lãng quên.

Điện thoại, tin nhắn và mong muốn của những người không quen

Trong những ngày ngược xuôi để hiểu rõ về thảm họa cống Hiệp Hòa, chúng tôi được các đồng nghiệp ở các báo Lao Động, Thanh Niên, Lao động và Xã hội, VOV, VTV và một số cơ quan báo chí khác ủng hộ, chia sẻ, động viên, giúp đỡ. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được những cuộc điện thoại và tin nhắn của những người dân. Phần đông trong số họ là những người dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Có những người sinh ra, lớn lên ở đó nhưng hiện nay sống ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

Nhiệt tình nhất trong số này là anh Nguyễn Bá Bình, sinh năm 1954 tại Cát Văn, Thanh Chương, Nghệ An nhưng hiện tại sống ở TP. Hồ Chí Minh. Nặng lòng với quê, với những người bạn, người em đã hi sinh ở cống Hiệp Hòa, anh Bình không tiếc công sức, gửi đơn thư đi khắp nơi để các cơ quan chức năng quan tâm đến nạn nhân và người nhà của họ trong thảm họa cống Hiệp Hòa. Đáng nể nhất là anh đã lấy được gần 100 chữ ký của thân nhân những người hi sinh ở cống Hiệp Hòa.

Có một người khác gọi điện cho tôi, xưng tên là Sơn. Anh thông báo khá chi tiết và chính xác về những gì diễn ra sau khi báo chí lên tiếng về sự hoang lạnh ở cống Hiệp Hòa. Khi biết chắc chắn là có lễ cầu siêu ở cống Hiệp Hòa, anh nhắc nhở và mong chúng tôi có mặt trong lễ cầu siêu đó.

Dù bận rộn nhiều việc khác nhau nhưng chúng tôi cố gắng thu xếp để có mặt ở cống Hiệp Hòa vào ngày 9/6/2018. Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ cái ngày xẩy ra thảm họa làm thương vong hàng trăm người, nay Hội Phật giáo tỉnh Nghệ An, Tỉnh đoàn thanh niên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  và một số cơ quan chức năng khác mới chính thức có hoạt động tưởng nhớ những người hi sinh. Hi vọng sự kiện này sẽ làm yên lòng nhiều người, kể cả người sống lẫn người chết.

             Vinh – Đô Lương – Thanh Chương – Quỳnh Lưu

                                   Tháng 5-6/2018

Hồ Bất Khuất

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Phòng trọ 3m2 giá 1,8 triệu ở Hà Nội, nhiều người 'ngộp thở' khi nhìn vào

Căn phòng trọ 3m2 chỉ đủ cho một người nằm ngủ và chừa lại một lối đi nhỏ hẹp. Giá thuê căn phòng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Tại khu nhà này, còn có những phòng trọ diện tích nhỏ hơn đã có người ở.

Đủ tuổi nghỉ hưu được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản trả lời Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vướng mắc về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Ngắm núi mây đẹp siêu thực tại ‘nóc nhà Nam bộ’

Nổi tiếng với những khoảnh khắc mây phủ đẹp siêu thực, núi Bà Đen (Tây Ninh) xứng đáng là miền tiên cảnh phải đến ít nhất một lần trong đời.

Đêm nhạc Dốc Mộng Mơ: Đan Trường, Cẩm Ly ‘nối lại tình xưa’

Cặp song ca vàng sẽ tái hợp trên sân khấu đêm nhạc Dốc Mộng Mơ ngày 1/9 tại Bản Mây - ngôi làng nhỏ trong khuôn viên khu du lịch Sun World Fansipan Legend, với những bản tình ca từng làm nên tên tuổi Đan Trường - Cẩm Ly.

Đang cập nhật dữ liệu !