Con lợn cuối cùng của phố

Làng tôi ở ven thành phố, là khu dân cư hình thành từ một công ty xây dựng bị giải thể thời kỳ những năm 85-86 của thế kỷ 20.

LTS: Tết xưa - Tết nay là câu chuyện về văn hóa Tết thường được nhắc đến mỗi khi Tết đến xuân về.

Infonet xin được khởi đăng loạt bài về vấn đề này, với mong muốn sẻ chia cùng bạn đọc những câu chuyện, những ý kiến, những kỷ niệm về Tết truyền thống; những thay đổi tốt - hoặc chưa tốt trong cách ăn Tết, chơi Tết của hôm nay.

Bạn đọc có những câu chuyện muốn chia sẻ cùng Infonet, vui lòng gửi bài về địa chỉ toasoan@infonet.vn. Bài viết được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Người dân trong phố đều là lao động nghèo nghỉ hưu trước hạn cả mấy chục năm. Hàng xóm nhà tôi, và bố mẹ tôi, đều phải ra ngoài bươn chải mỗi người một nghề để kiếm sống, thay thế cho công việc mà các cụ gắn bó hơn mươi năm qua ở đất này. 

Một nghề được các bà nội trợ ưng ý nhất là nuôi lợn. Nuôi lợn là nghề phụ, nhưng lại là nguồn thu nhập chính của khối nhà, trong đó có nhà tôi. Phố tôi ngày ấy là phố mới, được quy hoạch và xây dựng rất quy củ, nhà nào cũng tiếp giáp phần lưng với một cái mương thoát nước to đùng, nước lớn thì gạch cũng trôi chứ đừng bảo là rác thường. Ấy thế, các cụ xóm tôi bụng bảo dạ nuôi lợn ở cái mương này sẽ trôi hết xú uế lũ lợn thải ra. Vậy là, một cái chuồng, hai cái chuồng, dần dà không đếm nổi trong phố có bao nhiêu cái chuồng lợn được đè lên mương mà mọc ra.

Nghề nuôi lợn tưng bừng nhất là những ngày giáp Tết. Cả xóm tưng bừng hân hoan như mở hội. Con lợn ngon được rủ nhau cùng "đụng". Người lớn gương mặt hồ hởi. Trẻ nhỏ háo hức dòm nhìn....

Con lợn cuối cùng của phố - ảnh 1

Con lợn cuối cùng ở xóm tôi bị giết thịt chỉ trước Giao thừa 3 ngày, cả xóm tưng bừng... Ảnh minh họa: Internet

Thời hoàng kim nuôi lợn của phố phải đến gần 20 năm. Nhiều nhà trong xóm tôi khá lên, phần vì có người đi xuất khẩu lao động gửi tiền về, phần thì có người đi buôn ở thời sáng tối nhập nhèm, còn phần lớn, nhờ con lợn mà ra cả. Từ việc nuôi một hai con, năm xuất hai lứa lợn, các cụ tranh nhau nuôi đến cả đàn. Điển hình nhà tôi, mẹ tôi hưu non về mở hàng ăn, tranh thủ nước gạo, tranh thủ nấu rượu, bà gây được lúc cao điểm nhất một đàn 10 con lợn ních nhau trong một cái chuồng 10m2, hơn 100 con gà ở “tầng 2” của chính cái chuồng ấy.

Nhà tôi là điển hình “nuôi lợn tiên tiến”, cũng phải, tôi lớn lên nhờ mấy con lợn cả. Vụ này cũng sinh ra ghen ăn tức ở với hàng xóm. Cả phố cùng ký đơn kiện nhà tôi làm ô nhiễm môi trường môi sinh. Cả phố cùng nuôi lợn, mỗi nhà tôi bị kiện, thế mới hay. Mẹ tôi đành chia tay cái chuồng lợn trong nước mắt, bán lại nước gạo cho người khác. Việc này như điềm vậy, dần dần, phố tôi tan nát hết nghề nuôi lợn. Đến cuối cùng, còn mỗi nhà bác H. cách nhà tôi một dãy trọ sinh viên mà thôi.

Bác có hai anh con trai, nghề nghiệp không ra sao, nên cả hai anh gần 40 tuổi vẫn ăn cơm của mẹ già. Bác H. về hưu non như mẹ tôi, cũng không làm thêm được gì, cương quyết bám nghề nuôi lợn để nuôi cả gia đình. Bất chấp phố tôi, lắm người văn minh về mua đất dựng nhà và sinh sống, ra sức đề nghị chính quyền thôn xóm yêu cầu nhà bác giải phóng cho cái mương chung.

Thế rồi, cái ngày ấy cũng đến, ngày nhà bác H. bán con lợn cuối cùng để nghỉ hưu vì tuổi cao, không thể nuôi lợn được nữa. Ngày con lợn cuối cùng của xóm tôi “ra đi” cũng thật đặc biệt, cách giao thừa năm mới chỉ đúng 3 ngày. Những năm hoàng kim của phố nuôi lợn, năm nào cũng cử 1 nhà nuôi 1 con lợn thật ngon, để cả phố góp tiền rồi mổ chia nhau.

Cái gì cuối cùng cũng quý, không loại trừ thịt lợn. Cả phố chen nhau xếp hàng trước nhà bác H., cả những gương mặt từng kịch liệt buộc bác phải nghỉ nuôi lợn. Hẳn là vì ai ai cũng biết lợn bác H. nuôi là lợn sạch, tuyền chỉ ăn nước gạo các nhà hàng xóm với cám ngô xay. Con lợn có 50kg, mà hơn 20 hộ trong phố chen nhau.

Không khí ngày con lợn quý bị thịt thật rộn ràng. Cô hàng xóm cách nhà tôi 5 số hí hửng vì lấy được cái tim lợn về nấu cháo cho cậu con trai. Chú Th. hả hê vì dặn được ít tiết canh với bộ tràng non nhìn ngon phải biết. Mẹ tôi thì lấy được ít thịt ba chỉ về gói bánh, trông bà thật háo hức.

Cảnh tấp nập rồi cũng tan dần. Tôi chợt nghĩ, vậy là từ nay, chẳng có lợn để cả phố như có hội làng nữa rồi. Phố nghèo đã khấm khá hơn, người văn minh mới đến cũng làm khu phố sáng sủa, sạch sẽ theo. Sẽ chẳng còn tiếng than thở đâu đó về cái mương “Ôi trời ôi, thối inh ỉnh!”. Sẽ chẳng còn cảnh người nọ đi vận động người kia ký giấy tờ kiện ông A bà B vì tội “làm ô nhiễm không khí trong lành của khối xóm”.

Phố đã thành phố, không còn pha chút nào cái vẻ của làng quê nghèo thuở chưa kịp thành phố. Đường đổ bê tông sạch sẽ, Tết sắp về cờ hoa treo khắp lối, cả những chiếc đèn lồng trang trí dọc hai bên đường, người đi qua phố nói khẽ cười duyên. Vậy mà sao tôi cứ nhớ thoang thoảng những ngày cùng lũ bạn đứng vây quanh nhà nào đó bán lợn để xem. Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng tranh cãi của nhà mổ với chủ lợn xem nó bao nhiêu cân. Khi con lợn lên xe rồi, lũ trẻ con chúng tôi chạy theo rồi cười ầm ĩ cả khu phố. Ấy là, đón văn minh về tôi phải tiễn những thứ dân dã qua đi. Có chút gì tiếc tiếc, nhớ nhớ những thứ giờ đây người ta không còn chấp nhận.

Phan Sương

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !