Con hư hỏng vì cha mẹ quá giàu

Từ một đứa trẻ ngoan, học giỏi, do bố mẹ bận rộn không có thời gian chăm sóc, chỉ biết ném cho em một “cục tiền” hàng tháng, K. sa đà vào game online và biến thành một đứa trẻ bướng bỉnh sẵn sàng cầm gậy đánh lại bố.

Con đánh lại bố vì bị cấm chơi game

Ông Phạm Quang Long – Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao cho biết gần đây Viện đón nhận rất nhiều trường hợp nghiện game online đến để học tập và cai nghiện. Điều đáng bàn là phần lớn các em đến đây đều có gia đình khá giả, bố mẹ “làm to”.

Ông Long kể về một trường hợp sa ngã vào game online vì cha mẹ quá bận rộn không có thời gian quan tâm đến con cái:

Xuất thân từ một gia đình có bố và mẹ đều là cán bộ hiện đang công tác tại một ngân hàng lớn của tỉnh Thái Nguyên, L.T.K luôn là một học sinh ngoan và gương mẫu. Suốt quãng thời gian học tiểu học và trung học cơ sở K luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

Biến cố gia đình xảy ra khi bố và mẹ K luôn phải thay nhau đi công tác xa dài ngày, yên tâm với cậu quý tử ở nhà với chiếc máy tính Apple đắt tiền. Bố mẹ K không có thời gian để kiểm soát được những khoảng thời gian rỗi rãi của em. Sau khi trở về nhà và bắt gặp em K đang ngủ gục bên máy tính với mấy hộp mì và lon nước đang bỏ dở, màn hình máy tính vẫn đang chạy trò game online bạo lực chưa log out, cả gia đình mới ngã ngửa. Té ra lâu nay K vẫn lén lút chơi game online, chủ yếu là các trò game online bạo lực.

Con hư hỏng vì cha mẹ quá giàu - ảnh 1

Từ ngày nghiện game, K. trở nên ngang bướng, sẵn sàng cầm gậy đuổi đánh bố (Ảnh minh họa)

Từ một đứa trẻ ngoan ngoãn học giỏi, K trở thành một đứa trẻ lười biếng, chậm chạp và khó bảo. Ngoài việc đốt những khoảng thời gian rỗi vào việc nướng game chưa đủ, K còn thường xuyên trốn học ngồi ở các quán hàng game online quanh cổng trường. Có đôi khi cậu còn qua đêm luôn tại quán internet do công cuộc chinh phục game online vẫn đang dang dở, mặc sức bố mẹ lặn lội khắp cả thành phố để đi tìm.

K trở nên ngang bướng, bỏ ngoài tai những lời khuyên bảo của bố mẹ. Có lúc em còn đáp trả bố mẹ bằng những lời thóa mạ và những hành động thiếu lễ độ. Có lần, đi chơi game về muộn nhìn thấy cả nhà đang ngồi đợi bên mâm cơm, K thở dài đi lên gác. Khi bố gọi giật quay lại mâm cơm, K xẵng giọng rồi bỏ ra khỏi nhà. Bố em không kiềm chế được nên đã to tiếng với em. K tức giận dùng gậy để đuổi đánh bố”.

Ông Long cho biết tất cả những trường hợp nghiện game gửi đến Viện Nghiên cứu phát triển võ Việt Nam chủ yếu đều là những gia đình giàu, bố mẹ càng bận rộn, con cái càng dễ hư hỏng bởi chúng thiếu tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ.

“Các cháu sa đà nghiện game lỗi phần lớn là do gia đình, đặc biệt là các gia đình có điều kiện kinh tế, bố mẹ bận rộn không có thời gian quan tâm đến con cái, nhiều bậc phụ huynh đơn giản nghĩ rằng để giữ con mình ở nhà nên đã bỏ tiền mua máy vi tính nối mạng mặc con muốn làm gì trên máy miễn là không đi chơi ở nhà là họ yên tâm. Từ việc thỏa sức tự do khám phá trên Internet không ai quản lý dần dần học sinh bị cuốn hút vào các trò chơi game và chìm đắm say sưa trong thế giới ảo. Việc các cháu trở thành con nghiện game nhiều khi từ chính ông bà bố mẹ nuông chiều thái quá”, ông Long nói.

Cai nghiện game bằng võ thuật và thể thao

Viện Nghiên cứu phát triển Võ Việt Nam và Thể thao là một trong những trung tâm đầu tiên trên cả nước thực hiện việc cai nghiện game thành công cho lứa tuổi học trò. Có khoảng trên 30 tỉnh trên khắp cả nước gửi con em mình về đây từ Cao Bằng, Hà Giang , Đà Nẵng, Quảng Ngãi... đến TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Ông Long cho biết, phương pháp cai nghiện game đang được áp dụng ở đây là luyện tập võ thuật để rèn kỷ luật và chơi thể thao đã đem lại hiệu quả tích cực.

“Việc chơi thể thao giúp cho cơ thể của các con nghiện được vận động, giải trí và giao tiếp với bạn bè ở bên ngoài. Chơi thể thao không chỉ có tác dụng giúp giảm cơn nghiện mà còn khiến cho cơ thể của chúng ta khỏe mạnh hơn. Ở trung tâm cai nghiện của viện chúng tôi, các em không những được luyện tập và chơi thể thao như một thú giải trí mà còn có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý dành cho các vận động viên. Nếu như trước kia, con nghiện bỏ ăn mất ngủ vì game online thì bây giờ sau khi chơi thể thao về, những món ăn thường ngày sẽ trở nên ngon hơn và tới giờ ngủ, cơ thể sẽ tự động đi vào giấc một cách thư thái”, ông Long phân tích.

Con hư hỏng vì cha mẹ quá giàu - ảnh 2

Luyện tập thể thao giúp giảm cơn nghiện mà còn khiến cho cơ thể các em khỏe mạnh hơn (Ảnh L.H) 

Thực tế cho thấy, nhiều học sinh nghiện game được cha mẹ phát hiện sớm và gửi đến trường phổ thông nội trú của Viện dưới sự quản lý chặt chẽ và thời khóa biểu học tập khoa học khiến học sinh chóng hòa nhập trong mọi sinh hoạt và bỏ được game, học tập ngày càng tiến bộ.

Như trường hợp của em L.T.K kể trên, sau một thời gian được gửi tới Viện, em đã cai hẳn được nghiệm game, đã khóc xin lỗi bố về những hành động bất hiếu của mình khi là con nghiện game, hiện nay K đang tập trung học tập tại trường phổ thông nội trú tại Viện để quyết tâm thi đỗ vào đại học ngành ngân hàng trong năm tới.

Ông Long còn cho biết, nhiều trường hợp nghiện game lâu năm dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân là do não quá bị kích thích bởi những ám ảnh khi chơi game, đặc biệt là trò chơi bạo lực với những biểu hiện như mất ngủ, ác mộng, ngừng thở khi ngủ dẫn đến tử vong. Việc tập luyện võ thuật và khí công rất quan trọng cho học sinh nghiện game nó giúp học sinh lấy lại trạng thái cân bằng về trí não biết cách điều hòa nhịp thở để tránh những nguy hiểm như trên.

“Nghiện game nguy hiểm không kém với nghiện ma túy, nó làm suy kiệt thể chất và tinh thần của người chơi, bào mòn và làm hư hỏng hệ thống thần kinh, gây ra nhiều bi kịch cho các gia đình, những vụ án nghiêm trọng gần đây phần lớn là do các đối tượng nghiện game gây ra do bị ám ảnh với bạo lực, tìm cách kiếm tiền để chơi game bằng mọi giá”, ông Long cảnh báo.

Theo Vietnamnet

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Đang cập nhật dữ liệu !