Cố vấn an ninh Mỹ vừa từ chức là nhân vật "khủng" tại Lầu Năm Góc

Ông McMaster được coi là một vị tướng có quan điểm cứng rắn với Nga vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đồng ý từ chức vào giữa tháng Tư này và sẽ được thay bằng cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc John Bolton. ​

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Tướng McMaster, Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tướng Quân đội Hoa Kỳ Herbert Raymond McMaster sinh ngày 24/7/1962 tại Philadelphia, Pennsylvania. Năm 1980, ông tốt nghiệp học viện quân sự Valley Forge, năm 1984 ông kết thúc khóa học tại Học viện  ở West Point, một tổ chức giáo dục đại học của quân đội Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ lịch sử quân đội tại Đại học Bắc Carolina.

Ông cũng là tác giả của cuốn sách chỉ trích cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam: "Dereliction of Duty: Johnson, McNamara, the Joint Chiefs of Staff, and the Lies That Led to Vietnam" (tạm dịch: Sự xao lãng nhiệm vụ: Johnson, McNamara, tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, và những lời dối trá về Việt Nam).

Ông McMaster đã có nhiều năm phục vụ tại các căn cứ quân sự ở Đức và Hoa Kỳ. Ông phục vụ trong đội quân Eagle (Chim ưng) và tham gia chiến tranh vùng Vịnh. Năm 2003-2004, ông làm trong Bộ Tư lệnh trung ương Hoa Kỳ, năm 2007-2008 ông trở thành trợ lý đặc biệt cho chỉ huy lực lượng lượng liên quân quốc tế tại Iraq. Kể từ năm 2014, ông đồng thời giữ chức Phó Tư lệnh quân đội và là Giám đốc Trung tâm Tích hợp khả năng của quân đội Mỹ.

Tại Lầu Năm Góc, ông được coi là một trong những nhà tư tưởng chiến lược quan trọng nhất của quân đội.

Những khái niệm mới

Việc ông McMaster làm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống có mang lại lợi ích chung cho nước Mỹ hay không. Tuy nhiên, danh tiếng của người chỉ huy quân đội này đã được khẳng định chắc chắn như "khắc ghi trên đá granit".

Tạp chí Politico của Mỹ từng lưu ý: "Ở Trung tướng Herbert Raymond McMaster có một cái đầu sáng suốt và tinh thần thiện chiến, điều đó giúp ông củng cố danh tiếng của mình như một nhà quân sự-thông thái hàng đầu của quân đội Hoa Kỳ, sánh ngang tầm với nhà lý luận quân sự Phổ nổi tiếng là Carl von Clausewitz. Sau thành công áp đảo của cuộc xâm lược được cáo buộc là của Nga đối với Ukraine, tướng McMaster lặng lẽ dẫn đầu một nhóm các chuyên gia quan trọng, nỗ lực tìm hiểu cách thức quân đội Mỹ thích ứng với các nguy cơ mới từ Nga. Điều này cũng có thể hiểu là một sự thừa nhận ngầm thất bại của quân đội Mỹ nói riêng và nhà nước Hoa Kỳ nói chung".

Ông McMaster sẵn sàng sửa chữa những sai lầm của người Mỹ bằng một kế hoạch cắt giảm lực lượng mặt đất từ 490.000 xuống 450.000 binh sĩ và dành ra 10 năm phát triển khái niệm mới về chiến tranh và một chiến lược toàn diện cho cuộc chiến nổi dậy ở Iraq và Afghanistan, vượt qua được hàng rào bảo thủ ở Lầu Năm Góc.

Ông Herbert McMaster thừa nhận: "Khi lực lượng bộ binh của chúng ta chiến đấu ở Afghanistan và Iraq, người Nga đã nghiên cứu những khả năng và thiếu sót của Hoa Kỳ, họ đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa đầy tham vọng và đạt được nhiều thành công".

Không chỉ đơn giản chỉ trích đồng nghiệp, ông còn viết một cuốn sách nghiên cứu vùng hoạt động chiến sự Ukraine mang tên "Russia New Generation Warfare" (Cuộc chiến thế hệ mới của Nga). Trong những năm tới, công trình này có thể trở thành tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ trong việc thay đổi phương pháp huấn luyện chiến đấu ở các đơn vị quân đội, cải thiện chiến thuật tình báo, phát triển các trận chiến mới và các hành động chiến thuật tương ứng, ứng dụng các phương tiện quốc phòng mới, đưa ra các giải pháp cho vấn đề thông tin liên lạc trên chiến trường trong điều kiện tấn công mạng. Đây là những vấn đề mà suốt 25 năm qua quân đội Mỹ chưa thực sự quan tâm nghiêm túc.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Tướng McMaster

Tướng McMaster đã thúc đẩy chiến thuật "tứ giác hỏa lực chéo"(cross domain fires), qua đó các lực lượng mặt đất có nhiều cơ hội đạt được mục tiêu phân bố sâu hơn. Tại Ủy ban về vấn đề Lực lượng vũ trang của Thượng viện, vị tướng này tuyên bố: "Nga sở hữu một loạt các tên lửa điều khiển và phi điều khiển cũng như hệ thống pháo binh, những vũ khí này dựa trên phạm vi và hiệu lực tiếp xúc thì vượt trội hơn hệ thống pháo binh của lực lượng mặt đất Mỹ và cung cấp đạn dược cho nó"

Đây quả là một sự so sánh hùng hồn, bởi hai nước chưa từng giáp chiến với tư cách đối thủ của nhau. Tướng McMaster cũng tỏ ra lo lắng về vũ khí nhiệt áp, hệ thống bảo vệ tích cực của xe tăng T-90, sự kết hợp hiệu quả của máy bay không người lái, hệ thống tác chiến điện tử do Nga sản xuất…

Hiện giờ, Lầu Năm Góc tin rằng những nỗ lực của Nga trong việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân và các sự kiện phía đông Ukraine và Syria của nước này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong quân đội Mỹ.

Cuộc chiến lai căng

Năm 2005 tại Iraq, chỉ huy lữ đoàn Đại tá McMaster đã tham gia chiến dịch phát triển "Trong sạch, sửa chữa và nỗ lực tăng cường". Theo quy định, quân đội Mỹ dưới sự yểm trợ của không quân sẽ chiếm đóng các điểm dân cư, cố thủ ở đó rồi triển khai lực lượng an ninh từ người dân địa phương, và sẽ ở lại trong trường hợp lực lượng này không đủ sẵn sàng để bảo đảm an ninh cho giai đoạn hình thành của chính quyền địa phương.

Ông McMaster lưu ý rằng một cuộc nổi dậy bao hàm cả hành động thù địch, và cả chiến dịch "chinh phục trái tim và khối óc" kéo dài. Tuy nhiên, Lầu Năm góc hiện không có kế hoạch ở lại Trung Đông trong nhiều thập kỷ.

Thực tế ở Ukraine đã mang ông McMaster trở lại với khái niệm quân sự và chiến lược nổi dậy trên tầm cao mới - chấp thuận giải pháp chính sách đối ngoại. Mục tiêu là "ngăn chặn" trực tiếp và gián tiếp Nga trong lĩnh vực quân sự trong chiến tranh thế giới Ba mà không cần Mỹ phải nhúng tay vào .

Mùa xuân năm 2016 tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế, tướng Herbert McMaster đã phát biểu rằng Nga là kẻ thù của Mỹ, và quân đội Mỹ ở Ukraine đã bí mật tham gia vào cuộc xung đột Donbass. Có lẽ, chiến lược hủy diệt người Xla-vơ cũng nằm trong lĩnh vực lợi ích chuyên nghiệp của ông McMaster.

Nếu đánh giá từ các kinh nghiệm lâu dài và các quan điểm về chính sách đối ngoại của vị cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông Herbert McMaster thì có thể dự đoán với xác suất cao trong vài năm tới, các cuộc xung đột vũ trang mới sẽ diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên hành tinh. Có lẽ lãnh đạo Lầu Năm Góc James Mattis sẽ ủng hộ các khái niệm lai căng và quyết định quân sự của người cùng chí hướng này.

Đức Dũng (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !