Có thu hồi được các chứng chỉ tiếng Anh vi phạm của ĐH Luật TPHCM?

Thanh tra Bộ GDĐT đã yêu cầu ĐH Luật TPHCM thu hồi toàn bộ các chứng chỉ tiếng Anh trường đã cấp trái phép từ năm 2014 đến nay. Tuy nhiên, yêu cầu này liệu có khả thi?

ĐH Luật TPHCM

Tháng 9/2013, Trường ĐH Luật TPHCM có văn bản đề nghị Bộ GDĐT cho phép trường đào tạo cấp chứng chỉ tiếng Anh trình độ B1, B2. Tuy Bộ GDĐT không có văn bản cho phép, nhưng theo kết luận của Thanh tra Bộ GDĐT, từ năm 2014 đến nay, Trường ĐH Luật TPHCM đã liên kết với Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học hệ thống Việt Mỹ (VASS) chiêu sinh, đào tạo, luyện thi, cấp chứng chỉ các trình độ tiếng Anh B1, B2, luyện thi TOEIC, IELTS cho 16.305 học viên (sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh của trường), là không đúng quy định. Đặc biệt, trường không cung cấp được hồ sơ in phôi chứng chỉ, bàn giao phôi chứng chỉ không có biên bản.

Thanh tra Bộ GDĐT khẳng định, chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc do trường cấp là không đúng theo mẫu của Bộ GDĐT, không phải là chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đại diện nhà trường cho biết, trường đang rà soát, xử lý theo yêu cầu của Bộ GDĐT, sẽ rút lại các chứng chỉ đã cấp, làm lại theo đúng quy trình.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, với hơn 16.000 chứng chỉ đã được cấp, việc thu hồi này không hề đơn giản. Theo PGSTS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, thật sự rất khó thu hồi khi đã cấp cho người học vì họ đã đi khắp nơi. Do đó, chỉ có cách công khai thông tin của người học và số seri bằng đã cấp lên website của trường.

Mặc dù quy định xử lý đã có nhưng cần phải xem xét kỹ lưỡng và đảm bảo quyền lợi tối thượng cho người học. Cần phải xử lý có tình có lý vì người học không có lỗi, mà lỗi chính là phía nhà trường.

Bạch Dương
Từ khóa: sai phạm đại học luật tphcm đào tạo tiếng anh không phép chứng chỉ tiếng anh trái phép đại học luật tphcm thanh tra bộ giáo dục

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

Đang cập nhật dữ liệu !