Cô giáo ở Hà Giang liệt 2 chi dưới không liên quan đến mũi tiêm

Kết luận của Hội đồng hội chẩn liên viện đã khẳng định: Người bệnh liệt mềm 2 chi dưới không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.​

Bệnh nhân Thảo nằm điều trị ở BV Bạch Mai

Sau ba lần hội chẩn (Hội chẩn toàn khoa, Hội chẩn toàn viện và Hội chẩn liên viện), ngày 11/7, Hội đồng chuyên môn liên viện Bạch Mai - BV 103 – BV 108 đã kết luận ca bệnh “cô giáo Hà Giang bị liệt nửa người sau một mũi tiêm” được chẩn đoán: “Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn”.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai nhận được công văn số 936/SYT - NVY ngày 05/07/2017 của Sở Y tế Tỉnh Hà Giang về việc đề nghị phối hợp xử lý thông tin báo chí phản ánh, liên quan đến người bệnh Hồ Thị Thảo, sinh năm 1982, địa chỉ Làng Cúng - Xã Đạo Đức - Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang, được phản ánh trong bài “Cô giáo Hà Giang bị liệt nửa người sau một mũi tiêm, chưa tìm ra nguyên nhân” của Báo Lao động ngày 04/07/2017.

Ngày 26/06/2017, bệnh nhân Hồ Thị Thảo được Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hà Giang chuyển đến Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán: liệt tứ chi, hai chi dưới liệt hoàn toàn, chi trên liệt nhẹ; Tiểu khó; Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt. Kết quả chụp Cộng hưởng từ cột sống toàn bộ (cổ, lưng, thắt lưng): Chưa thấy tổn thương tủy, chưa thầy dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh. Kết quả điện cơ: Tốc độ dẫn truyền các dây thần kinh ngoại vi bình thường, sóng F bình thường, mất phản xạ H hai bên. Người bệnh đã được hội chẩn toàn Khoa Thần kinh dưới sự chủ trì của GS. TS Lê Văn Thính - Trưởng khoa Thần kinh BV Bạch Mai.

Sau đó, ngày 06/07/2017 bệnh viện tổ chức hội chẩn toàn bệnh viện do GS.TS Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc BV chủ trì với sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc các chuyên khoa thần kinh, tâm thần, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh, dược, Chống độc, Hồi sức tích cực, Thận tiết niệu…Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hợp tác với bác sỹ khám bệnh; Hội đồng chuyên môn đã kết luận sơ bộ: Hội chứng liệt mềm 02 chi dưới - đề nghị làm lại và làm thêm một số xét nghiệm, thăm dò chức năng để chẩn đoán nguyên nhân và chẩn đoán xác định: Điện cơ (làm lại); Chụp cộng hưởng từ sọ não; Điện não đồ; Xét nghiệm dịch não tủy; Xét nghiệm nước tiểu, Porphirin niệu…

Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm và thăm dò chức năng, ngày 11/7/2017, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức buổi hội chẩn liên viện với sự chủ trì của GS.TS Ngô Quý Châu và sự tham gia của GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, BV Trung ương Quân đội 108, Phó Chủ tịch Hội Phòng chống đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ BV Trung ương Quân đội 108; PGS.TS Phan Việt Nga, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh- BV Quân y 103 cùng các chuyên gia của các chuyên ngành có liên quan thuộc BV Bạch Mai như thần kinh, phục hồi chức năng, tâm thần, hô hấp, dị ứng - miễn dịch lâm sàng, thận – tiết niệu, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức tích cực, Dược…

Hội đồng đã thống nhất chẩn đoán: Hội chứng liệt mềm 2 chi dưới ngoại biên, có yếu tố rối loạn phân ly đồng diễn, nhiễm khuẩn tiết niệu do Streptococcus agalactiae. Người bệnh liệt mềm 2 chi dưới hoàn toàn không phải do tiêm thuốc Nefopam 20mg vào mông tại BVĐK tỉnh Hà Giang. Hướng điều trị: Liệu pháp tâm lý phối hợp các thuốc điều trị thần kinh.

Theo bác sỹ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Thảo chia sẻ:" Hiện tại các ngón chân trái của bệnh nhân bắt đầu hồi phục vận động. Thể trạng chung của bệnh nhân tốt hơn và bệnh nhân cũng đã hợp tác tốt hơn với thầy thuốc trong quá trình điều trị và chăm sóc. Dự kiến bệnh nhân sẽ được phối hợp điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng bởi các thầy thuốc của Trung tâm Phục hồi chức năng BV Bạch Mai."

Ph. Thúy

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !