Cô giáo 20 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ mồ côi, khuyết tật

Theo học lớp cô Nga ở Vĩnh Long, những trẻ thiểu năng, bệnh Down, nhiễm HIV... đã biết đọc chữ, viết tên mình, tính đúng tiền khi bán vé số.
Mỗi sáng, có gần 40 em đến học tại nhà cô Nguyễn Thị Huỳnh Nga (63 tuổi) ở phường 8, TP Vĩnh Long. Mỗi em đều có hoàn cảnh khó khăn riêng.

Trong đó, Phan Thị Bảo Yến (19 tuổi) hay bị co giật do bệnh động kinh, theo học cô Nga được hai năm. "Giờ con rất vui vì viết tên mình được rồi, làm toán cộng trừ hai chữ số luôn", Yến nói và cho biết ước mơ sau này lớn lên sẽ làm giáo viên như cô Nga.

Cô Nga trong giờ dạy toán cho các học trò. Ảnh: Cửu Long.


Còn Nguyễn Long Toàn đã 31 tuổi nhưng vẫn ngây ngô như một đứa trẻ. Toàn bị tâm thần nhẹ, nhưng gia đình nghèo khó không có điều kiện chạy chữa, cũng không được đến trường. Mỗi sáng, Toàn đến nhà cô Nga học, chiều đi bán vé số. "Mấy năm theo học với cô em đã biết được chữ, biết đếm và cộng tiền bán vé số rồi, không còn bị người ta lừa gạt mất tiền như trước nữa", Toàn bộc bạch.

Trường hợp đặc biệt khác, bé gái 11 tuổi đang mang trong mình căn bệnh HIV do lây nhiễm từ cha mẹ. Cha mẹ mất để lại em cùng bà ngoại nương tựa lẫn nhau. Do bệnh tiểu đường, người bà bị mờ mắt nhưng phải đi nhặt phế liệu để bán kiếm tiền sống qua ngày. Hay em Mộng Trinh dù bệnh thiểu năng bẩm sinh nhưng phải đi bán vé số nuôi bà ngoại già yếu, nằm liệt giường...

Hơn 20 năm công tác trong ngành giáo dục, từng đi vận động học sinh đến trường, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, cô Nga chứng kiến những thiệt thòi của trẻ tật nguyền, thiểu năng trí tuệ, lang thang cơ nhỡ và nhen nhóm ý định mở lớp dạy chữ miễn phí cho những người kém may mắn này.Năm 1999, cô trình bày dự định của mình với các ban ngành ở địa phương và được chấp nhận, tạo điều kiện. Ngay trong năm, lớp học đầu tiên được mở, với 16 em nhỏ bán vé số, ăn xin, bệnh thiểu năng.

"Lúc đầu nhiều phụ huynh chưa tin tưởng; thậm chí, có người nói tôi dạy không giống ai, bởi những đứa không bình thường như vậy làm sao mà học hành", cô Nga nói và cho biết bản thân vẫn quyết tâm, kiên trì làm hết sức mình vì các học trò kém may mắn này bằng cả tấm lòng.

Cách dạy học thông thường không thành công vì các em học trước quên sau, khi căng thẳng thì rất dễ nổi nóng, không kiểm soát được hành vi. Nhiều đêm thức trắng, cô đã suy nghĩ và tự soạn giáo án cho mình riêng để dạy cho các học trò "đặc biệt".

Từ đó, các buổi học của cô trò không còn cứng nhắc, khô khan nữa, mà đan xen với những trò chơi, tặng quà, ca hát, kể chuyện, vẽ tranh... Buổi học càng trở nên sinh động, các học trò hào hứng, thích thú và muốn đến lớp đều đặng mỗi ngày.


Để có nơi học tập thoải mái, cô đã dành dụm tiền mở rộng phần mái che tại nhà, bố trí bàn, ghế, bảng; nơi nghỉ ngơi, xây nhà vệ sinh riêng cho các trò tiện sử dụng.

"Tiếng lành đồn xa", lớp học của cô tạo được lòng tin với xã hội nên số lượng các em theo học ngày càng đông, không bó hẹp ở phường 8 mà khắp TP Vĩnh Long. Đến nay, lớp học của cô đã dạy cho trên 700 học sinh "đặc biệt".

"Mình luôn tạo sự gần gũi bằng tình cảm thực sự để các em có thể hiểu và cảm nhận được", cô Nga nói và chia sẻ bản thân rất vui khi thấy sự biến chuyển rõ nét về khả năng đọc viết và sự lễ phép, vâng lời, biết giúp đỡ bạn bè người thân của các học trò. "Con gái tôi 16 tuổi, bị bệnh thiểu năng, ở nhà ít nói lắm, hay cộc cằn phá phách. Vô đây học mấy năm, thấy cháu hòa nhập được với mọi người, vui tươi nhiều hơn, biết vâng lời. Đó là công lao dạy dỗ của cô Nga", bà Huỳnh Ngọc Nguyệt (mẹ của bé Huỳnh Ngọc Trâm) nói.

Từ những việc làm của mình cho xã hội, năm 2018, cô Nga là một trong ba người ở miền Tây vinh dự được nhận giải thưởng Kova lần thứ 16 ở hạng mục "Sống đẹp". Nữ giáo viên về hưu mong ước có nhiều sức khỏe để tiếp tục chăm lo cho những học trò kém may mắn, chịu nhiều thiệt thòi này.

Ông Nguyễn Trung Dân, Phó chủ tịch HĐND phường 8 (TP Vĩnh Long) cho biết, gia cảnh cô Nga không khá giả, còn phải chăm lo cha già bệnh tai biến. Nhưng ròng rã 20 năm qua, cô thầm lặng mở và duy trì lớp học tình thương miễn phí cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt ở TP Vĩnh Long mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.

"Việc làm của cô đã khiến nhiều người khâm phục và xứng đáng là một tấm gương sống đẹp", ông Dân nhận xét.

Theo VNE

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

Đang cập nhật dữ liệu !