Cô gái xương thủy tinh: Và ước mơ đã thành hiện thực

Cao chưa đầy 1m, nặng chưa tròn 20kg, đôi chân chưa bao giờ đứng được, vậy mà cô gái ấy đã sống một cuộc đời đáng sống: không những tự khẳng định giá trị bản thân mình, mà còn giúp đỡ nhiều người cùng hoàn cảnh.
Cô gái xương thủy tinh: Và ước mơ đã thành hiện thực - ảnh 1

Nguyễn Thị Thu Thương với 1 tác phẩm của mình

Nguyễn Thị Thu Thương sinh năm 1983, là con gái thứ hai trong một gia đình có 4 chị em. Cả gia đình Thương chỉ có mình chị bị bệnh xương thủy tinh, các anh chị em khác đều hoàn toàn bình thường.

Tuổi thơ Thương là những giọt nước mắt đau đớn nối dài khi hết lần này tới lần khác chị bị gãy xương. Có khi chỉ là thay bộ đồ, có khi ngã, có khi chị em bạn bè vui đùa va phải... bất cứ va chạm nào cũng có thể khiến chị đau đớn khôn chừng, phải nằm bất động nhiều tháng.

Thế nhưng, sau nỗi đau ấy, cô bé Thương vẫn luôn vui vẻ yêu đời. Đòi mẹ dạy chữ, học hát theo tivi, đi xem cô dâu chú rể, bán rượu cho mẹ.... bất cứ điều gì có thể, Thương đều đòi mẹ học, làm và đều làm được. Tuy nhiên, tất cả những việc ấy, vẫn để Thương vui là chính, còn cuộc sống, mọi sự vận động, mọi lo toan tài chính vẫn là gánh nặng trên vai mẹ.

Cho đến khi cô bé Thu Thương bước sang tuổi 20, khi đã suy ngẫm sâu sắc hơn về cuộc đời thì khát vọng làm một điều gì đó để ít nhất là tự lo được cho mình trỗi dậy. Giữa làng quê nghèo của Thương, ngay cả mẹ chị cũng khó tin cái điều mong ước của con gái có ngày lại đến.

Cô gái xương thủy tinh: Và ước mơ đã thành hiện thực - ảnh 2

Bức tranh hoa hướng dương bằng giấy cuốn. Ảnh: Thương Thương

Ấy là khi Thương xem được một chương trình nói về những người khuyết tật không từ bỏ hy vọng, những lớp học mà học viên đều là những người thiệt thòi như chị. Xin mẹ đến cơ sở học nghề Vì ngày mai. Từ đây, Thương biết làm đèn handmade, rồi chị lại đi học nghề đan cườm, đan len. Đôi tay yếu, không thể ngồi được, học cái gì với chị cũng không hề dễ dàng. Nhưng bù lại, Thương cần cù và rất khéo tay, nên cuối cùng, chị đều thành thạo những món nghề đã học.

Học được rồi, Thương bắt tay vào làm. Sản phẩm đầu tay bán được 27 ngàn đồng mà khiến hai mẹ con ôm nhau khóc vì hạnh phúc. Thương tập trung vào làm nhiều sản phẩm hơn như khăn len, đèn, túi đan bằng hạt cườm... Lúc đầu sản phẩm bán không chạy. Thương đã nghĩ đến việc đưa các sản phẩm lên mạng bằng vốn kiến thức máy tính "học lỏm" được từ các em mình. Rồi sự chia sẻ, giúp đỡ của những người bạn cùng cảnh ngộ ở nhiều nơi, những người yêu mến sản phẩm của Thương ngày càng nhiều, việc chị làm không hết. Thương dùng mạng xã hội, mở website bán hàng vô cùng chuyên nghiệp.

Thương bắt tay vào thực hiện ước mơ của mình là giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh. Chị từng bước từng bước tiến tới: đầu tiên là mở một cửa hàng nho nhỏ ở Hà Nội, rồi thuê các em bị khuyết tật, khó khăn, dạy các em làm, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho các em. Những loại hình handmade cũng được chị mở rộng, trong đó có lẽ được khách hàng yêu thích nhất là sản phẩm tranh giấy cuốn.

10 năm làm cật lực, dư ra chút tiền nào, Thương lại dành dụm tiết kiệm để sau này lo cho cha mẹ già và thực hiện hóa ước mơ của chị: có một trung tâm dạy nghề dành cho trẻ khuyết tật.

Cô gái xương thủy tinh: Và ước mơ đã thành hiện thực - ảnh 3

Các học viên trong trung tâm của Thương đang học làm sản phẩm handmade. Ảnh: Thương Thương

Và sáng chủ nhật 16/3 vừa qua, tại mảnh đất của cha mẹ tại thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Hà Nội chừng 30km, cô gái thủy tinh đã khai trương trung tâm dạy nghề nhân đạo cho người khuyết tật với cái tên Thương Thương, biến ước mơ ấp ủ suốt 10 năm trời thành hiện thực.

Dù vẫn còn thiếu thốn nhiều, nhưng Thương đã dồn mọi khả năng của mình để Trung tâm được khang trang nhất có thể. Trung tâm này vừa là nơi Thương dạy nghề làm tranh giấy cuộn cho các bạn trẻ khuyết tật, vừa là xưởng sản xuất của Thương. Ngay khi khai giảng, Trung tâm của Thương đã đón nhận 13 em vào lứa học đầu tiên. Mỗi em mang trong mình một khiếm khuyết hình thể hoặc tâm lý, nhưng tất cả các em, giống như "Chị Thương" của chúng, đều đang cần mẫn tự lao động, để sống, để có một cộng đồng nhỏ, để sẵn sàng hòa nhập vào cộng đồng lớn cuộc đời.

Trong buổi khai trương Trung tâm, chị Nguyễn Thị Thu Thương chia sẻ trên website của mình: "Các bạn tuy khuyết tật nhưng không vì thế mà không làm việc, vẫn vươn lên để có cuộc sống tốt hơn, là người có ích cho xã hội. Bản thân tôi cũng là người khuyết tật nên tôi rất hiểu những khó khăn đang mắc phải, tôi đang tìm cách làm sao tim được nguồn hỗ trợ một phần tiền ăn cho các em hàng tháng, tôi mong muốn những số tiền lương bằng sức lao động của các em sẽ được để dành hay trang trải được những việc khác cho cuộc sống của các em và có vốn cho tương lai khi các e có những hoài bảo riêng của các em. Tôi cũng mong muốn sản phẩm của trung tâm sẽ bán ra nước ngoài rộng rãi hơn".

Sản phẩm của Trung tâm Thương Thương chủ yếu là mặt hàng lưu niệm handmade như tranh, hộp card, hộp cắm bút, hộp trang sức 5 mặt, hộp bàn cờ, các loaị tranh phong cảnh trang trí bằng giấy cuốn.

Thương cho biết: Do các bạn là người khuyết tật nên sức lao động không thể bằng người khoẻ mạnh bình thường. Người khoẻ làm một ngày được 3 sản phẩm nhưng các bạn khuyết tật làm 3 ngày mới song được một sản phẩm. Tuy vậy giá bán giữa hai sản phẩm thì vẫn phải bằng tiền nhau. Thương chỉ có duy nhất một mong muốn là sản phẩm sẽ được biết đến nhiều hơn, để Trung tâm có thể duy trì, mở rộng (vì toàn bộ chi phí duy trì trung tâm, hỗ trợ tiền ăn cho học viên đều lấy từ tiền lãi bán sản phẩm); để các học viên luôn có công ăn việc làm, tự kiếm tiềm lo được cho cuộc đời mình.

Năm nay 31 tuổi, Nguyễn Thị Thu Thương hiện đang là giám đốc Trung tâm Dạy nghề và đào tạo việc làm Thương Thương. Năm 2007, trong chương trình tôn vinh người khuyết tật, cô được Tập đoàn Microsoft tặng danh hiệu “Anh hùng thầm lặng”. Ngoài ra, cô còn nhận nhiều bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nằm trong top 24 gương mặt hạt giống tâm hồnViệt Nam.

Mọi sự quan tâm đến sản phẩm của các em khuyết tật tại Trung tâm có thể liên hệ: Trung tâm Dạy nghề và đào tạo việc làm Thương Thương, địa chỉ: Thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, điện thoại: 098 999 8210, email: thuongthuong.net@gmail.com, website www.thuongthuong.net./

Thành Huyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !