Cô gái Quy Nhơn tốt nghiệp thủ khoa ở đại học Mỹ
Thi đỗ khóa đầu tiên của trường Dược, Đại học Texas cơ sở quận Tyler, Ngọc vừa học vừa giúp bệnh nhân ở các phòng khám thiện nguyện.
Cuối tháng 5, thượng nghị sĩ John Cornyn của bang Texas, Mỹ đến dự một hội thảo ở trường Dược Tyler, Đại học Texas với chủ đề ngăn ngừa việc lạm dụng thuốc giảm đau gây nghiện.
Tại đây, một cô gái Việt Nam gây ấn tượng khi nói về vai trò của dược sĩ trong việc tư vấn chăm sóc cho bệnh nhân và khả năng đóng góp của họ vào những dự luật giúp bệnh nhân được tiếp cận thuốc tốt, an toàn nhất trong thời gian điều trị. Cô là Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 27 tuổi, quê ở TP Quy Nhơn, Bình Định, vừa tốt nghiệp thủ khoa lớp Dược sĩ (Doctor of Pharmacy) ở trường này.
Khi còn học ở Việt Nam, Ngọc yêu thích môn ngoại ngữ nên thường xem phim Mỹ để bắt chước nói theo. Tốt nghiệp THPT, Ngọc thi vào ngành Tổng hợp Anh ở Đại học Quy Nhơn. "Khi đó tôi hay đăng ký làm phiên dịch cho các đoàn ngoại quốc", Ngọc nhớ lại quãng thời gian giúp cô ấp ủ ước mơ du học.
Sau thời gian tìm hiểu, cô quyết định theo đuổi ngành y tế bằng việc đăng ký học ở trường cao đẳng cộng đồng Richland ở Dallas, Texas. Ngọc được làm việc tại phòng thí nghiệm vi sinh của trường, nơi cô bắt đầu tình yêu với sinh học và khoa học.
Năm 2015, Ngọc thi đậu vào ngành Dược của Đại học Texas cơ sở ở quận Tyler. Đây cũng là năm đầu tiên nhà trường mở lớp đào tạo Dược sĩ. Bị thuyết phục bởi chương trình đào tạo giảng dạy tích hợp, chú trọng đến làm việc nhóm của trường, cô đã có quyết định bước ngoặt trong nghề nghiệp của mình.
"Tôi yêu khoa học và thích giao tiếp với mọi người, vì thế chọn làm dược sĩ để có thể dùng kiến thức khoa học của mình, truyền cảm hứng cho những bệnh nhân để họ có thể tự chăm sóc bản thân tốt hơn", cô nói.
Khoa Dược nơi Ngọc học tập có 82 sinh viên trong khóa đầu tiên. Ngọc đã hòa nhập thuận lợi và sau đó trở thành một trong những sinh viên dẫn đầu. Cô được lựa chọn để dạy kèm các bạn trong trường, được bầu chọn là lớp trưởng.
Một trong những điều truyền cảm hứng cho Ngọc là môi trường đào tạo có tính tương tác cao. "Chúng tôi cảm thấy thật đặc biệt. Khoa đánh giá cao những phản hồi của chúng tôi và muốn dùng chúng để nâng cao kinh nghiệm học tập và giảng dạy", cô tâm sự.
Giáo dục ở nước ngoài chú trọng thực hành hơn lý thuyết nên cái khó không phải ở kiến thức mà là tự hoàn thiện bản thân ở nhiều phương diện. Trong thời gian học, Ngọc thường đến những phòng khám thiện nguyện, trả lời thắc mắc về sức khỏe cho bệnh nhân hay giúp cho bác sĩ chọn thuốc phù hợp.
Sau hành trình nhiều thử thách, cô trở thành thủ khoa, đại diện cho lứa sinh viên khoa Dược đầu tiên của trường phát biểu trong lễ tốt nghiệp. Cha mẹ cô gái từ Quy Nhơn cũng vượt nửa vòng trái đất đến chia vui cùng con gái.
Tại đây, một cô gái Việt Nam gây ấn tượng khi nói về vai trò của dược sĩ trong việc tư vấn chăm sóc cho bệnh nhân và khả năng đóng góp của họ vào những dự luật giúp bệnh nhân được tiếp cận thuốc tốt, an toàn nhất trong thời gian điều trị. Cô là Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 27 tuổi, quê ở TP Quy Nhơn, Bình Định, vừa tốt nghiệp thủ khoa lớp Dược sĩ (Doctor of Pharmacy) ở trường này.
Nguyễn Thị Hồng Ngọc. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Khi còn học ở Việt Nam, Ngọc yêu thích môn ngoại ngữ nên thường xem phim Mỹ để bắt chước nói theo. Tốt nghiệp THPT, Ngọc thi vào ngành Tổng hợp Anh ở Đại học Quy Nhơn. "Khi đó tôi hay đăng ký làm phiên dịch cho các đoàn ngoại quốc", Ngọc nhớ lại quãng thời gian giúp cô ấp ủ ước mơ du học.
Sau thời gian tìm hiểu, cô quyết định theo đuổi ngành y tế bằng việc đăng ký học ở trường cao đẳng cộng đồng Richland ở Dallas, Texas. Ngọc được làm việc tại phòng thí nghiệm vi sinh của trường, nơi cô bắt đầu tình yêu với sinh học và khoa học.
Năm 2015, Ngọc thi đậu vào ngành Dược của Đại học Texas cơ sở ở quận Tyler. Đây cũng là năm đầu tiên nhà trường mở lớp đào tạo Dược sĩ. Bị thuyết phục bởi chương trình đào tạo giảng dạy tích hợp, chú trọng đến làm việc nhóm của trường, cô đã có quyết định bước ngoặt trong nghề nghiệp của mình.
"Tôi yêu khoa học và thích giao tiếp với mọi người, vì thế chọn làm dược sĩ để có thể dùng kiến thức khoa học của mình, truyền cảm hứng cho những bệnh nhân để họ có thể tự chăm sóc bản thân tốt hơn", cô nói.
Khoa Dược nơi Ngọc học tập có 82 sinh viên trong khóa đầu tiên. Ngọc đã hòa nhập thuận lợi và sau đó trở thành một trong những sinh viên dẫn đầu. Cô được lựa chọn để dạy kèm các bạn trong trường, được bầu chọn là lớp trưởng.
Một trong những điều truyền cảm hứng cho Ngọc là môi trường đào tạo có tính tương tác cao. "Chúng tôi cảm thấy thật đặc biệt. Khoa đánh giá cao những phản hồi của chúng tôi và muốn dùng chúng để nâng cao kinh nghiệm học tập và giảng dạy", cô tâm sự.
Giáo dục ở nước ngoài chú trọng thực hành hơn lý thuyết nên cái khó không phải ở kiến thức mà là tự hoàn thiện bản thân ở nhiều phương diện. Trong thời gian học, Ngọc thường đến những phòng khám thiện nguyện, trả lời thắc mắc về sức khỏe cho bệnh nhân hay giúp cho bác sĩ chọn thuốc phù hợp.
Sau hành trình nhiều thử thách, cô trở thành thủ khoa, đại diện cho lứa sinh viên khoa Dược đầu tiên của trường phát biểu trong lễ tốt nghiệp. Cha mẹ cô gái từ Quy Nhơn cũng vượt nửa vòng trái đất đến chia vui cùng con gái.
Ngọc phát biểu trong lễ tốt nghiệp của trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
Ngọc được nhận thực tập nội trú hai năm ở Bệnh viện đa khoa Dallas Methodist, nơi giảng dạy cho nhiều trường y trong khu vực. Trong thời gian nội trú, cô sẽ vừa học vừa làm việc với các bác sĩ để nâng cao chuyên môn về cách sử dụng thuốc, với hy vọng trở thành dược sĩ chuyên về điều trị ung thư.
"Hoàn thành chương trình nội trú, tôi mong muốn sẽ trở thành giáo sư trợ giảng ở Khoa dược mình từng học", Ngọc nói về dự định tương lai.
Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29
Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên
Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.
Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ
Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.
Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge
Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.
‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi
Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.
Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ
Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.
Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước
Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.
Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau
Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'
Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.