Cơ chế hoạt động của Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khi đổi mới
Mục tiêu chung:
Phát triển Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là Trường) thành trường đại học chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế; hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập, nghiên cứu tại Trường.
Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức và nhân sự của Trường theo mô hình trường đại học định hướng nghiên cứu hiện đại; thực hiện quản lý trường đại học theo các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện, bảo đảm năng lực quản trị, lãnh đạo và quản lý hiệu quả;
Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học theo hướng hội nhập quốc tế; bảo đảm người học được trang bị kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng và trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp theo cam kết của Trường, đáp ứng nhu cầu xã hội;
Phát triển, hoàn thiện các ngành và chuyên ngành đào tạo, các chương trình đào tạo ở các bậc học trên cơ sở chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trên thế giới; xây dựng hệ thống giáo trình bảo đảm tính cơ bản, hiện đại, phù hợp với Điều kiện của Việt Nam;
Phát triển quy mô đào tạo một cách hợp lý, chuyển dịch cơ cấu đào tạo theo hướng chú trọng các chương trình chất lượng cao, các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài;
Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của trường đại học công lập ở Miền Trung và Tây Nguyên với các chính sách học bổng, tạo Điều kiện thuận lợi để các sinh viên là đối tượng chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập;
Sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư của Nhà nước, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, bảo đảm năng lực tài chính vững mạnh, cơ sở vật chất khang trang, hiện đại theo kế hoạch phát triển của Trường.
Trường được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nội dung sau đây:
Về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học:
Quyết định việc mở ngành, ngưng mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ trong Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân cấp IV (sau đây gọi tắt là Danh mục cấp IV); thí điểm mở ngành đào tạo ngoài Danh mục cấp IV theo nhu cầu xã hội nếu đáp ứng đủ Điều kiện mở ngành theo theo quy định của pháp Luật, phù hợp với định hướng phát triển của trường đã được Hội đồng trường quyết nghị thông qua;
Xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo nhu cầu xã hội và năng lực đào tạo của Trường; xác định các Điều kiện tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường. Thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định chung của Đại học Đà Nẵng, hoặc theo đề án tự chủ tuyển sinh, bảo đảm công khai, minh bạch;
Quyết định các hoạt động đào tạo (chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy; ngôn ngữ giảng dạy; hình thức đào tạo; phương pháp kiểm tra, đánh giá; công tác tổ chức đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ) theo quy định của pháp Luật; bảo đảm chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; tiến tới được các tổ chức kiểm định quốc tế công nhận;
Quyết định liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước, nước ngoài đối với các chương trình được phép đào tạo hoặc đã được kiểm định chất lượng. Trường tự xác định chỉ tiêu liên kết theo quy định hiện hành; công khai cơ sở, địa điểm, chương trình liên kết đào tạo và các Điều kiện bảo đảm chất lượng;
Quyết định hoạt động nghiên cứu khoa học; khuyến khích thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học; quyết định tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ, tổ chức hội thảo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
Thực hiện cung cấp dịch vụ công trong lĩnh giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bao gồm cả dịch vụ do Nhà nước đặt hàng.