Chuyện về người thương binh hơn 33 năm sát cánh cùng những cánh thư

Mang trên mình vết thương của chiến tranh, hơn 33 năm cống hiến với nghề bưu tá, ông Võ Văn Toản (SN 1952, trú ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, Nghệ An) luôn tận tụy với nghề, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đồng nghiệp quý mến.

Từ người lính đến người phụ trách Bưu điện văn hóa xã

Sau khi học xong lớp 9, tháng 4/1970, ông Võ Văn Toản (SN 1952, trú tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, Nghệ An) gác sách vở lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc.

Chuyện về người thương binh hơn 33 năm sát cánh cùng những cánh thư - ảnh 1

Ông Võ Văn Toản đã có hơn 33 năm tận tụy với nghề bưu tá

Năm 1971, ông Toản được sắp xếp vào Tiểu đoàn D.60A, đoàn 230, chiến trường B2 (tỉnh Tây Ninh – Sông Bé) thời bấy giờ để chiến đấu.

Trong một lần đi lấy hàng cho đơn vị, ông đã bị trúng đạn của giặc Mỹ vào vùng đầu và tay nhưng may mắn được đồng đội cứu sống, sau đó ông được xác định bị thương tật với tỉ lệ 27 %.

Đến năm 1973, ông Toản tiếp tục được điều xuống vùng Đồng Tháp 10 (vùng sông Tiền – sông Hậu) để chiến đấu, tại đây, ông đã vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1976, trong một lần về phép ngắn ngủi, người lính trẻ ấy đã bén duyên với một cô gái cùng địa phương, lễ cưới tuy đạm bạc nhưng tràn đầy niềm vui, hạnh phúc của đôi lứa.

Chuyện về người thương binh hơn 33 năm sát cánh cùng những cánh thư - ảnh 2

Với thành tích xuất sắc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, ông Toản được nhà nước trao tặng Huân chương chiến sỹ giải phóng năm 1975

Kết thúc 2 tháng nghỉ phép, ông tiếp tục vào công tác ở đoàn 84, binh trạm đầu cầu B2, Xuân Lộc - Long Khánh (Đồng Nai). Tháng 1/1977, ông Toản về phục viên tại quê hương.

Mang trên mình thương tật, ông Toản được địa phương bố trí làm ở tổng đội thông tin văn hóa của xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu. Đến năm 1984, ông được phụ trách Bưu điện văn hóa xã Diễn Cát (thuộc Bưu điện huyện Diễn Châu) từ đó đến nay (năm 2017).

Người thương binh luôn tận tụy với nghề

Trải qua hàng chục năm làm bưu tá, với nhiều thăng trầm trong cuộc sống. chiếc xe đạp cũ kỹ, những con đường thân quen trong địa phương đều ghi dấu ấn của người thương binh luôn tận tụy với nghề.

Đến năm 1989, sau khi dành dụm được ít tiền, cùng với sự hỗ trợ của UBND xã Diễn Cát và Bưu điện huyện Diễn Châu (mỗi đơn vị 2 triệu đồng), ông Toản đã mua được chiếc xe máy trị giá gần 10 triệu đồng để thuận tiện cho công việc phân phát các tài liệu, công văn... cho địa phương.

Chuyện về người thương binh hơn 33 năm sát cánh cùng những cánh thư - ảnh 3

Chiếc xe máy đã gắn bó với ông Toản hàng chục năm trời với nghề bưu tá

Khi được chúng tôi hỏi về chuyện thu nhập, ông Toản chỉ cười xoà: "Thì vẫn trông vào mấy sào ruộng ngoài đồng là chính thôi, chứ hơn 800 ngàn đồng mỗi tháng (chưa kể các khoản doanh thu, hoa hồng) thì cũng chẳng được là bao. Nhưng cái nghề đã gắn bó với mình rồi thì không dứt ra được, tôi cảm thấy rất vinh dự khi được đóng góp công sức của mình để đem niềm vui cho bà con".

Được biết, toàn xã Diễn Cát có 9 xóm với 15 chi bộ (bao gồm các trường học, trạm y tế), hằng ngày buổi sáng ông Toản đều đi nhận báo, công văn, bưu phẩm... khi xong xuôi không kể buổi trưa đều đi phát cho người dân ở các xóm, các chi bộ cho kịp. Có những hôm khi phát xong rồi lại có công văn của xã chuyển về các thôn nên ông lại quay vòng một lần nữa.

Bà Tăng Thị Hương – Bí thư Đảng ủy xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu cho biết: “Bác Toản làm bưu tá đã hơn 30 rồi, bác rất gần dân, gần quần chúng. Tuy chế độ chẳng đáng là bao, gia đình còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác văn thư, đưa thư, đưa báo... trong địa phương bác luôn hoàn thành tốt nhiều vụ".

Hơn 33 năm gắn bó với nghề, hàng triệu lá thư, hàng nghìn Bưu phẩm, bưu kiện chở nặng những niềm vui, nỗi buồn, sự yêu thương, trân trọng ... qua tay ông là những thông điệp nhỏ mang ý nghĩa rất lớn, niềm vui đã nhân lên và nỗi buồn được chia sẻ.

Cũng chính vì thế, ông Toản đã được Bưu điện tỉnh Nghệ An, Bưu điện huyện Diễn Châu cùng địa phương tặng nhiều bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác.

Chuyện về người thương binh hơn 33 năm sát cánh cùng những cánh thư - ảnh 4
Chuyện về người thương binh hơn 33 năm sát cánh cùng những cánh thư - ảnh 5

Luôn nhiệt tình và tận tụy với nghề, ông Toản đã được tặng thưởng nhiều bằng khen của cơ quan, địa phương

Ông Lê Văn Hoa – Giám đốc Bưu điện huyện Diễn Châu chia sẻ, "với nhiều năm công tác, bác Võ Văn Toản luôn nhiệt tình và tận tụy với nghề, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công việc, luôn được đồng nghiệp trân trọng và quý mến".

Dù có vất vả đến đâu, nhưng sự trung thực, lòng quyết tâm và cái chất của người lính bộ đội cụ Hồ đã làm cho những khách hàng thêm yêu mến và hài lòng với người bưu tá tận tụy Võ Văn Toản. Đó cũng là niềm vui, động lực tốt nhất để ông cống hiến và phục vụ hết mình cho ngành Bưu chính Việt Nam ngày càng phát triển.

Việt Hòa – Đặng Sơn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !