Chuyện về người phụ nữ hiến gần 8 nghìn m2 đất để làm đường

Trong làn mưa bay, ngồi sau xe máy đưa tôi đi thăm cánh rừng khu đèo Cóc, bà Ninh Thị Thành (ảnh), thôn Hố Bông, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phấn khởi:

Trước đây gặp mưa thế này chỉ có cách cuốc bộ mới đến đó được, còn giờ, việc đi lại thuận lợi, dễ dàng vì đã có đường rộng chạy qua.

Chuyện về người phụ nữ hiến gần 8 nghìn m2 đất để làm đường - ảnh 1

Do mới rải xong phần cấp phối bằng đất lại gặp mưa nên mặt đường hơi khó đi, song xe máy vẫn dễ dàng vượt dốc. Con đường rộng tới gần chục mét uốn lượn trong mầu xanh của rừng bạch đàn, keo và sắn. 

Dừng xe ở đỉnh dốc, anh Lâm Văn Dực, cán bộ Giao thông thủy lợi xã Kiên Lao cho biết, tuyến đường này thuộc dự án xây dựng đường giao thông vào trung tâm các xã nghèo miền núi, bắt đầu từ đường 295 đến đèo Cóc dài gần chục cây số, trong đó mặt đường được bê tông rộng 6m. 

Đặc biệt, từ đèo Cóc đi thêm 7 km là đến thị trấn Mẹt, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, nên khi tuyến đường hoàn thành sẽ rất thuận tiện trong việc thông thương hàng hóa, nhất là tiêu thụ vải thiều. Bà con nông dân ở đây sẽ không phải mất công mang hàng ra thị trấn Chũ, chạy xuống TP Bắc Giang rồi mới vòng lên Lạng Sơn, mà từ đây ô tô chạy thẳng ra trung tâm huyện Hữu Lũng, rút ngắn vài chục cây số. 

- "Mở tuyến đường tại Kiên Lao là điều đáng mừng, nhưng mừng hơn trong quá trình thi công, chính quyền, nhà thầu nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân sống ven trục đường. Gần 50 hộ tự nguyện hiến đất, đa số là người dân tộc thiểu số, tiêu biểu nhất là bà Ninh Thị Thành (SN 1960), dân tộc Sán Chí, thôn Hố Bông hiến gần 8 nghìn m2 đất"- Ông Đặng Ngọc Nguyên, Thường trực Đảng ủy xã Kiên Lao tự hào thông tin.

Trong lúc dẫn chúng tôi tới vị trí đất mới hiến, bà Thành kể, trước đây việc đi lại ở khu vực này rất khó khăn, đường nhỏ, dốc, đá gập ghềnh. Mặc dù gia đình có gần 14 ha đất rừng tự nhiên và 4,3 ha đất đồi, nhưng thỉnh thoảng bà mới lên thăm được. Việc trồng, chăm sóc cây (cả cây rừng và cây trồng xen) gặp khó khăn vì tất tần tật từ vận chuyển phân bón và dụng cụ sản xuất đến thu hoạch sản phẩm đều bằng đôi vai con người, vừa mệt lại chậm. Sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, giá thấp vì rất ít người đến thu mua. 

Ước mơ về một con đường rộng, đi lại thuận tiện đã có trong bà từ lâu, chính vì thế khi được cán bộ xã, thôn phổ biến chủ trương hiến đất làm đường, bà ủng hộ ngay. Song thời điểm đó, điều bà trăn trở nhất là làm thế nào để mọi thành viên trong gia đình cùng thông suốt quan điểm này (gia đình bà có 5 người con trai-  PV). Phải suy nghĩ mất mấy ngày rồi lựa một hôm thích hợp, có đông đủ các con, bà Thành mới trao đổi về việc hiến đất. Lúc đầu có ý kiến cho rằng không nên dại thế, cứ đề nghị Nhà nước đền bù được đồng nào hay đồng đấy. Tuy nhiên khi nghe bà thuyết phục, tất cả các thành viên trong gia đình đều thông suốt.

Chuyện về người phụ nữ hiến gần 8 nghìn m2 đất để làm đường - ảnh 2

Khu vực bà Thành hiến đất làm đường.

- Bằng cách nào mà chị vận động được các con đồng ý hiến đất? Tôi hỏi.

- "Nói là vận động nghe to tát quá, tôi chỉ bảo với các con thế này: Mẹ nghe đài, xem truyền hình thấy nhiều người dân hiến đất xây dựng nông thôn mới, có người còn bỏ cả đống tiền cùng bao ngày công đi tìm hài cốt đồng đội. Ngay trong xã Kiên Lao cũng có hàng chục gia đình như ông Lâm Văn Lợi, Hoàng Văn Tha ở thôn Nóng; Trần Ngọc Đường, Hoàng Văn Hành ở thôn Họ... không chỉ hiến đất mà còn chặt cả vải thiều đang cho quả để làm đường. Chẳng nhẽ họ đều là những người dại ư? Hơn nữa có co đường rộng rãi rồi, mẹ con mình muốn lên bãi thăm cây sắn, cây keo… cũng thuận tiện đấy chứ. Ở đời đừng lúc nào cũng tính toán thiệt hơn. Thế là các con tôi đều đồng ý "- bà Thành phấn khởi.  

Ban đầu, gia đình bà Thành hiến 7.980 m2 đất, nhưng khi thi công, đất đá gạt từ những mỏm núi xuống rất nhiều lại thiếu chỗ đổ, được cán bộ xã vận động, gia đình bà lại tiếp tục dành gần 10 nghìn m2 khu vực sườn núi đang trồng keo, bạch đàn để tập kết đất, dựng lán ở cho công nhân. Nhờ đó, việc thi công thuận lợi, con đường mới, đẹp lên từng ngày.

"Chúng tôi rất tự hào về bà Thành. Mà không tự hào sao được khi nhiều nơi chỉ vì một vài m2 đất mà sinh ra kiện tụng, thậm chí anh em trong gia đình từ nhau, bà Thành hiến tới gần 8 nghìn m2 đất mà nhẹ như không” - Trưởng thôn Hố Bông Ninh Văn Tiến tự hào. 

Cũng theo ông Tiến, không chỉ hiến đất làm đường, mọi công việc của thôn bà đều tham gia tích cực. Cùng đó, bà còn vận động người thân trong gia đình thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Sau khi bà hiến đất, các em chồng là Lâm Văn Sơn, Lâm Văn Thủy cũng hiến tới hàng nghìn m2. Tuyến đường không giúp người dân trong thôn, xã đi lại thuận tiện, mà còn tăng giá trị nông sản hàng hóa. Vải thiều, sắn, khoai tây… được thương nhân đến tận thôn thu mua, giá cả cũng vì thế ổn định và tăng hơn trước. Vụ vừa qua, người dân trong thôn xuất bán hơn 200 tấn vải thiều, gần 300 tấn sắn và các sản phẩm khác. Đời sống các hộ dân từng bước được cải thiện. Có đường đi thuận lợi, học sinh đến lớp đều hơn, bỏ học giảm. Năm học vừa qua không có học sinh nào bỏ học, nhiều em thi đỗ các trường cao đẳng, đại học. 

Nhìn cảnh người xe qua lại thuận tiện, nông sản hàng hóa được vận chuyển bon bon trên tuyến đường mới, bà Thành như thấy mình trẻ ra. “Tôi vui bởi từ sự đóng góp của mình đã mang lại lợi ích cho bà con trong thôn cũng như cộng đồng – Cho đi để nhận niềm vui”- Bà Thành nói trước lúc chia tay.

Thanh Hải/Báo Bắc Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !