Chuyện “tế nhị” về đất cho các dự án FDI ở Đà Nẵng

Quỹ đất còn lại ở Đà Nẵng để phục vụ cho các doanh nghiệp FDI rất hạn chế, trong khi hàng trăm ha đất ở ven biển, ở trung tâm TP “trùm mền” cả chục năm nay lại không thu hồi được vì “rất tế nhị”!

Không còn đất cho các nhà đầu tư FDI?

Trước tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào địa bàn ngày càng sa sút, sáng 20/3, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức hội nghị “Đánh giá công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào TP Đà Nẵng”. 

Tại đây, ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng cho hay, mặc dù TP đã rất nỗ lực nhưng kết quả thu hút vốn FDI trong năm 2014 và vài năm gần đây chưa đạt như mong muốn.

Chuyện “tế nhị” về đất cho các dự án FDI ở Đà Nẵng - ảnh 1

Hội nghị đánh giá công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài do UBND TP Đà Nẵng tổ chức sáng 20/3 (Ảnh: HC)

Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Lâm Quang Minh, vấn đề đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Hiện hầu hết đất ven biển đã có chủ đầu tư. Vì nhiều lý do, các chủ đầu tư này đã dừng triển khai dự án, trong khi các nhà đầu tư mới thì không có cơ hội để tham gia đầu tư vì không còn đất.

Một số khu vực khác chưa được quy hoạch cụ thể nên các dự án đầu tư về giáo dục, y tế, thương mại... gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm phù hợp. Một vài địa điểm đã được quy hoạch thì lại chưa có sẵn mặt bằng thuận lợi cũng như các tiện ích cần thiết.

Hiện các KCN ở Đà Nẵng có tỷ lệ lấp đầy đạt 87,0%. Riêng KCN Đà Nẵng, Hòa Khánh, Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng có tỷ lệ lấp đầy đạt 100% nên còn rất ít đất trống có diện tích lớn để thu hút và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư có tầm cỡ.

Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Nguyễn Điểu cũng nói rõ quỹ đất còn lại trên địa bàn TP để phục vụ cho các DN FDI hoặc các DN khác bị hạn chế. Sở đã báo cáo lãnh đạo TP và tổ chức kiểm tra, rà soát quỹ đất toàn TP. Qua đó cho thấy hiện có trên 60 dự án được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính hoặc thực hiện một phần, nhưng thực chất chủ đầu tư không có năng lực đầu tư, không xúc tiến việc đầu tư.

Kẻ “trùm mền”, người “thèm muốn”!

Ông Nguyễn Điểu cho hay, từ đầu năm 2014, lãnh đạo TP đã chỉ đạo hỗ trợ các dự án bất động sản – du lịch đẩy nhanh tiến độ triển khai và yêu cầu các chủ dự án ký cam kết. Nếu đến thời điểm cam kết mà vẫn chưa triển khai thì các dự án sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật. Dù đã cam kết quý 1/2015 sẽ triển khai nhưng bây giờ các dự án này vẫn chưa khởi động hoặc có khởi động thì cũng chỉ mang tính đối phó.

Chuyện “tế nhị” về đất cho các dự án FDI ở Đà Nẵng - ảnh 2

Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN0MT Đà Nẵng, phát biểu tại hội nghị (Ảnh: HC)

“Chúng ta đang rất lãng phí quỹ đất. Hàng trăm ha đất ven biển, hàng trăm ha đất ở các khu vực trọng điểm của TP đắp mền nằm đó, không được sử dụng. Khi đặt vấn đề với các DN “chủ đất” thì họ nói họ mua đất rồi, nộp tiền sòng phẳng rồi chứ không phải xin giao đất. Mặc dù họ nộp tiền sòng phẳng nhưng theo quy định của luật, nếu anh không sử dụng trong vòng 12 tháng hoặc dự án chậm tiến độ 24 tháng thì Nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp thu hồi!” – ông Nguyễn Điểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên ông cũng cho biết “việc thu hồi có rất nhiều vấn đề trái chiều”: “Thu hồi thì phải đền bù thiệt hại. Mà thiệt hại ở đây có thiệt hại hữu hình và thiệt hại vô hình. Ở đây có nhiều đồng chí biết rất rõ cơ chế TP chúng ta. Như thế nào là thiệt hại hữu hình, như thế nào là thiệt hại hữu hình, chắc biết rồi. Bây giờ đặt vấn đề này ra thì rất tế nhị, khó cho việc giải quyết!”.

Ông Nguyễn Điểu cũng cho biết đã nhiều lần kiến nghị thu hồi nhiều dự án trên địa bàn để phục vụ kêu gọi đầu tư. Ông tin chắc một loạt dự án ở ven biển, khu vực trung tâm TP, nếu có đất sạch, có cơ chế chính sách rõ ràng, hợp lý thì các DN FDI rất quan tâm. Chẳng hạn ở trung tâm TP có các dự án trên đường Phan Châu Trinh, Nguyễn Chí Thanh… “trùm mền” trong khi các DN FDI rất “thèm muốn”. Nhưng xử lý “vấn đề tế nhị” như ông nêu trên là không đơn giản nếu TP không quyết tâm.

“Chúng ta phải có quỹ đất. Hiện trên địa bàn TP có tình trạng đất có chủ nhưng chủ này không bao giờ sử dụng, vì họ mua đi bán lại kiếm lời. Những dự án này rất nhiều mà báo chí thường nói là những dự án “có vấn đề”. Nếu chúng ta tiếp tục để như vậy là có tội, lãng phí vô cùng. Do vậy vấn đề đầu tiên chúng tôi kiến nghị TP là quyết liệt thu hồi!” – ông Nguyễn Điểu nói.

Không có năng lực thì phải nhường lại dự án cho người khác!

Theo ông Nguyễn Điểu, trong việc thu hồi các dự án nhiều năm không triển khai, nếu Đà Nẵng quyết tâm làm thì không phải không thể làm được. Người ta bỏ vào đó năm, bảy chục tỉ nhưng có những dự án 5 – 10, thậm chí 12 năm rồi không thực hiện, gây lãng phí xã hội rất lớn. Người ta đang cần cơ chế chính sách để thu hồi vốn và TP cũng có điều kiện để kêu gọi đầu tư.

Chuyện “tế nhị” về đất cho các dự án FDI ở Đà Nẵng - ảnh 3

Nhiều dự án giữ đất ven biển Đà Nẵng nhiều năm không sử dụng trong khi các nhà đầu tư nước ngoài rất "thèm muốn"! (Ảnh: HC)

Ông kể, cách đây hai hôm ông tiếp một DN Nhật Bản có nhu cầu đầu tư tại Đà Nẵng một trường dạy tiếng Nhật và dạy nghề cho lao động để đưa qua Nhật. DN này cần đất sạch ở ven biển hoặc khu vực trung tâm TP. “Tôi thấy họ rất tâm huyết, rất tha thiết, đến đặt vấn đề mà mang quà theo nữa. Như vậy xu hướng các DN FDI đầu tư vào Đà Nẵng, tôi cho là ngày càng lớn lên, nhưng chúng ta cần thiết phải có cơ chế rõ ràng về vấn đề đất đai, quy hoạch, môi trường…” – ông Nguyễn Điểu nhấn mạnh.

Để góp phần tạo dựng “cơ chế rõ ràng” đó, ông kiến nghị TP Đà Nẵng cần nhanh chóng xây dựng cổng thông tin điện tử chuyên đề về đất đai, trong đó nêu rõ vấn đề quy hoạch đất đai, giá đất, cơ chế đền bù giải tỏa, thủ tục hành chính… để các nhà đầu tư có thông tin chính thống. Do lẽ, hiện có rất nhiều đơn vị cò mồi dịch vụ làm tư vấn một cách không chính thống, gây sức ép rất lớn cho các nhà đầu tư.

Trả lời phỏng vấn Infonet về những vấn đề ông Nguyễn Điểu đặt ra, ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay năm 2014 đã tập trung rà soát tất cả các dự án ở ven biển cũng như ở khu vực trung tâm TP. Quan điểm của lãnh đạo Đà Nẵng trước hết là tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư trong lúc khó khăn, yêu cầu họ phân kỳ và cam kết trong quý 1, chậm nhất là quý 2/2015 sẽ triển khai dự án.

“Sắp đến, chúng tôi sẽ chỉ đạo rà soát lại tất cả các cam kết đó, nếu nhà đầu tư nào không thực hiện đúng cam kết, chúng tôi phải mời lên để định hướng cho họ đầu tư. Còn nếu họ thực sự không có năng lực thì yêu cầu phải thực hiện theo đúng Luật Đất đai, phải nhường dự án lại cho các nhà đầu tư khác có năng lực hơn!” – ông Phùng Tấn Viết nói.

HẢI CHÂU

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.