Chuyện những người "bám trạm" trên đỉnh đồi heo hút

Họ không chỉ làm việc thầm lặng phía sau màn hình, mà còn phải vượt qua rất nhiều vất vả, để cánh sóng vươn xa....

Đã từng nghe về chuyện “bám trạm” của cán bộ kỹ thuật tại các trạm thu phát lại truyền hình trên những đỉnh đồi heo hút gió, nên khi được phân công viết bài nhân kỷ niệm ngày phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên trong nước (7/9/1970 - 7/9/2015), tôi đã nghĩ ngay đến họ - những người thầm lặng ngay cả trong công việc, thậm chí “vô danh” trong lòng khán giả.

Chuyện những người

Trước khi tiếp sóng, kỹ thuật viên Hoàng Đình Thắng kiểm tra độ ổn định của thiết bị.

Ngay cạnh trụ sở UBND xã Trịnh Tường (Bát Xát) là một con đường nham nhở, lọc cọc đất đá, xóc tung người. Đi vài trăm mét, tôi rẽ ngược men theo con đường nhỏ chỉ rộng chừng 1 mét chạy ngoằn ngoèo lên đỉnh đồi. Nơi đó, kỹ thuật viên Đào Nguyên Văn đang sinh sống cùng gia đình, ngày đêm bám trạm thu phát sóng truyền hình, để những cánh sóng vươn xa đến từng nóc nhà ở các xã Cốc Mỳ, Nậm Chạc, Trịnh Tường và A Mú Sung. Nhà trạm lọt thỏm dưới những rặng cây, như bị màu xanh ngút ngàn “nuốt chửng”, chỉ còn nhô lên trời cột ăng-ten với những dây néo chằng chịt. Vừa từ đỉnh cột trên độ cao vài chục mét “hạ cánh” xuống mặt đất, kỹ thuật viên Đào Nguyên Văn bộc bạch: “Quá trình hoạt động lâu ngày khiến máy móc, thiết bị dần xuống cấp, hỏng hóc, tôi thường xuyên phải chủ động sửa chữa, khắc phục để kịp thời vận hành trở lại, đảm bảo cho chương trình truyền hình được thông suốt phục vụ nhân dân”.

Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình, năm 2005, anh Văn được nhận vào công tác tại Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Bát Xát và được điều động lên trực trạm thu phát lại chương trình truyền hình tại xã Mường Hum. Năm 2006, anh chuyển lên trạm Y Tý và năm 2007 về trạm Trịnh Tường rồi gắn bó từ đó cho tới nay. Hiện, mỗi ngày, trạm phát và tiếp sóng các chương trình VTV1, VTV3, truyền hình Lào Cai và truyền hình Bát Xát với các khung giờ: Buổi sáng từ 5h - 7h; buổi trưa từ 11h - 13h; buổi chiều từ 16h30 - 23h. Anh Văn chia sẻ, biết công việc của cán bộ trực trạm sẽ rất khó khăn, vất vả nhưng đã “mang lấy nghiệp vào thân” thì phải nỗ lực vượt qua, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Rồi anh cười bảo: Nhưng cũng chính từ trực trạm mà tôi đã quen và xây dựng gia đình với cô gái quê Thái Bình lên đây công tác, hiện là cô giáo của Trường Mầm non số 1 Trịnh Tường. Vậy là từ năm 2008, trạm đài không còn lặng lẽ nữa, một gia đình nhỏ với tiếng bi bô của trẻ thơ, ngày ngày viết lên bài ca về cuộc sống gắn bó với trạm thu phát truyền hình của chàng kỹ thuật viên 34 tuổi Đào Nguyên Văn.

Còn ở xã vùng cao Y Tý, mọi người thường gọi kỹ thuật viên Hoàng Đình Thắng, người trực trạm thu phát lại truyền hình tại thôn Choản Thèn là “Thắng Hà Nhì”. Chàng kỹ thuật viên sinh năm 1984 giải thích: 11 năm trong nghề là chừng ấy thời gian gắn bó với trạm, gắn bó với nhân dân nơi đây. Ngoài thời gian làm nghiệp vụ, anh còn tích cực gần dân trong cuộc sống hằng ngày, nên mọi người coi anh như người thân trong gia đình, một thành viên của dân tộc mình. Anh kể: Ngày đầu lên đây công tác, lương chỉ có 500.000 đồng/tháng, lại sống xa nhà, với mức thu nhập thấp thế này, nếu không yêu nghề có lẽ anh đã không thể bám trụ nổi đến hôm nay. Những năm từ 2004 - 2006, do chưa có điện, trạm phải vận hành nhờ máy phát điện. Hằng tháng, Đài Truyền thanh - Truyền hình Bát Xát phải gửi xe ca chở dầu từ huyện lên, anh lại nhờ cán bộ, dân quân xã vận chuyển về trạm để có nguyên liệu chạy máy nổ, tiếp sóng chương trình truyền hình phục vụ bà con. Những năm đó, đời sống của nhân dân còn rất khó khăn, tivi là một vật dụng xa xỉ, nên anh thường xuyên đưa ra ngoài sân trạm để chiếu, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Vậy nên, mặc dù điều kiện công tác tuy khó khăn, thiếu thốn nhưng đó là những năm tháng vui nhất, tối nào trạm đài cũng nhộn nhịp.

Tuy nhiên, do quá trình xây dựng đã nhiều năm, nên cơ sở vật chất của trạm đài đã xuống cấp, điều anh Thắng mong muốn nhất là Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng lại trụ sở trạm khang trang, đảm bảo tốt hơn điều kiện làm việc và vận hành máy móc, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kỹ thuật viên Đào Nguyên Văn và Hoàng Đình Thắng chỉ là hai trong số 7 kỹ thuật viên của Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Bát Xát đang ngày ngày bám trạm, đưa những cánh sóng vươn xa. Do đặc thù nghề nghiệp, nên hầu hết các trạm thu phát lại chương trình truyền hình phải đặt ở những điểm cao, điều kiện đi lại, sinh hoạt khó khăn, xa khu vực dân cư. Dù nắng, mưa, rét mướt, nhân viên kỹ thuật trạm chỉ một mình làm bạn với máy móc và đêm đêm nghe tiếng côn trùng rả rích, nếu không có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với nghề thì dễ chán nản, bỏ bê công việc, thậm chí bỏ nghề.

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình Bát Xát Nguyễn Thị Loan cho biết: Hiện nay, Đài đang quản lý, khai thác, vận hành 4 trạm thu phát lại chương trình truyền hình công suất từ 100 - 1.000W, bao gồm 1 trạm trung tâm huyện và 3 trạm khu vực là Mường Hum, Y Tý và Trịnh Tường; riêng trạm trung tâm huyện có 4 cán bộ kỹ thuật, còn lại các trạm đặt tại xã chỉ có 1 người. Các trạm khu vực đều được đầu tư xây dựng từ lâu, nên chất lượng truyền dẫn, phát sóng có phần hạn chế, nhà trạm xuống cấp, điều kiện sinh hoạt của cán bộ kỹ thuật gặp nhiều khó khăn do thiếu nước sinh hoạt, đường giao thông đi lại không thuận tiện. Bên cạnh đó, do Đài thiếu nhân lực, nên các kỹ thuật viên trực trạm phải trực cả tuần và các ngày lễ, tết. Có năm, cán bộ không được nghỉ phép hoặc khi bố, mẹ ốm đau cũng khó có điều kiện quan tâm chăm sóc. Song, vượt lên thực tế đó, những cán bộ kỹ thuật trực trạm vẫn yên tâm công tác, hằng năm đều được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Một điều đáng ghi nhận là cả 3 cán bộ kỹ thuật gắn bó với trạm vùng cao ít nhất đã được 8 năm, nhưng chưa có đồng chí nào ngại khó khăn mà xin chuyển về thị trấn; ngược lại, họ còn đảm nhận công việc theo dõi hoạt động của trạm truyền thanh địa phương và xã lân cận; đồng thời giúp bà con địa phương xử lý thu xem các chương trình truyền hình, hỗ trợ kỹ thuật khi địa phương có chương trình phát sóng trực tiếp hoặc học trực tuyến trên sóng truyền hình Lào Cai.

Hiểu được những khó khăn của cán bộ kỹ thuật trực trạm khu vực, lãnh đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Bát Xát luôn quan tâm họ cả trong lĩnh vực công tác và đời sống. Đặc biệt, việc tạo điều kiện hợp lý hoá gia đình (cán bộ có nhu cầu, đều được cơ quan giải quyết cho gia đình sinh sống tại trạm) đã tạo tâm lý thoải mái, để cán bộ yên tâm gắn bó với nghề.

Mỗi chương trình truyền hình, khán giả thường chỉ biết đến tên, tuổi những phóng viên, biên tập viên và những người lên hình… ít ai biết, để những hình ảnh sinh động, những phóng sự truyền hình đầy ắp hơi thở cuộc sống đến được với người xem truyền hình ở vùng sâu, vùng cao lại có một phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ kỹ thuật viên nói chung và những kỹ thuật viên trực trạm nói riêng. Họ không chỉ làm việc thầm lặng phía sau màn hình, mà còn phải vượt qua rất nhiều vất vả, để cánh sóng vươn xa. Đây thực sự là sự cống hiến thầm lặng đáng trân trọng của những người làm nhiệm vụ “canh” sóng trên non cao!

Thành Phú/Báo Lào Cai

*Tiêu đề do BTV Infonet đặt lại

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !