Phát hiện dấu chân khủng long 220 triệu năm tuổi
Bé gái 4 tuổi phát hiện ra dấu chân khủng long 220 triệu năm tuổi trên bãi biển xứ Wales, Anh.
Gia đình bé 4 tuổi phát hiện dấu chân khủng long 220 triệu năm tuổi |
Lily Wilder 4 tuổi đã phát hiện ra dấu chân tại vịnh Bendricks ở Barry, thung lũng Glamorgan, xứ Wales trong chuyến du lịch cùng gia đình.
Cô bé Lily từng rất sợ khủng long cho đến khi phát hiện ra một dấu chân của loài động vật khổng lồ này ước tính khoảng 220 triệu năm tuổi trên một tảng đá hóa thạch ở bãi biển.
Dấu chân dài khoảng 10cm, thuộc về một con khủng long có chiều cao 75cm nhưng chưa xác định được đó là loài khủng long nào.
Mẹ của Lily, bà Sally cho biết: "Chúng tôi chỉ đi dạo trên bãi biển một chút, thực sự không nghĩ rằng sẽ phát hiện ra điều gì đặc biệt cho đến khi Lily nhìn thấy hóa thạch và nói 'cha nhìn kìa'. Dấu chân khá rõ, gần giống như ai đó đã khắc sâu vào đá".
Các nhà cổ sinh vật học cho biết hóa thạch của Lily là một trong những mẫu vật tốt nhất từng được phát hiện ở Vịnh Bendricks ở miền nam xứ Wales.
Cindy Howells, người phụ trách cổ sinh vật học của bảo tàng quốc gia xứ Wales cho biết: "Dấu chân khủng long hóa thạch từ 220 triệu năm trước là một trong những mẫu vật được bảo tồn tốt nhất được tìm thấy ở Anh.
Dấu chân giúp các nhà cổ sinh vật học hiểu rõ hơn về cách những con khủng long đi lại. Bảo tàng có được mẫu vật quý giá này chủ yếu là nhờ Lily và gia đình cô bé, những người đầu tiên phát hiện ra nó".
Khi được hỏi bây giờ cô có sợ khủng long không, Lily nói: "Tôi từng sợ chúng và bây giờ thì không".
Được biệt, vùng Bendricks là một dải bờ biển nằm giữa Barry và Sully trong thung lũng Glamorgan là một địa điểm cổ sinh vật học quan trọng và được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Nhóm các nhà địa chất học ở miền nam xứ Wales cho biết đây là "địa điểm tốt nhất ở Anh để tìm các dấu vết khủng long trong kỷ Trias".
Theo bảo tàng, khủng long xuất hiện lần đầu tiên trên Trái đất khoảng 230 triệu năm trước, có nghĩa là dấu chân này "đại diện cho một thời điểm ban đầu rất quan trọng trong quá trình tiến hóa của chúng".
Điều đặc biệt ở nơi hai dòng sông gặp nhau, nước không hòa lẫn
Khung cảnh dòng hợp lưu phân tách hai màu nước khiến nhiều người thích thú trước điều kỳ diệu của tạo hóa.
Hoàng Dung (lược dịch)