Độc đáo bãi biển thủy tinh nổi tiếng ở Nga
Như trong các câu chuyện cổ tích, bãi biển nổi tiếng ở Nga lấp lánh với hàng ngàn viên thủy tinh đủ màu sắc sặc sỡ đang nằm trên bờ biển.
Bãi biển thủy tinh nổi tiếng độc nhất vô nhị ở vịnh Ussuri |
Trên thế giới có nhiều bãi biển đẹp, mỗi bờ biển có một nét đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm và chiêm ngưỡng.
Tuy nhiên, mỗi khi nhắc tới biển cả, chúng ta thường nghĩ ngay đến những làn nước trong xanh cùng bãi cát vàng bất tận. Thế nhưng, có một bãi biển rất đặc biệt ở Nga nơi có bãi cát thủy tinh lấp lánh sắc màu bao quanh vùng biển.
Một trong những bãi biển kỳ lạ nhất Trái Đất tọa lạc tại vịnh Ussuri, Nga khi xuất hiện hàng ngàn viên thủy tinh lấp lánh thay thế những hòn đá thô cứng.
Sở dĩ bãi biển nhiều viên kim cương lấp lánh vì trước đây, nơi này là một bãi phế liệu, những xe tải chở phế liệu thường xuyên vứt bỏ vỏ chai rượu vodka, rượu vang, đồ sành, sứ ...
Nhiều năm trôi qua, những đợt sóng to nhỏ từ đại dương bổ vào bờ đã biến những mảnh vỡ nhiều góc nhọn nguy hiểm thành những viên thủy tinh nhiều màu sắc nhẵn nhụn, tạo ra vẻ đẹp hiếm có cho vùng biển.
Những mảnh thủy tinh đã mất đi cạnh nhọn sắc sau nhiều năm |
Những viên thủy tinh đã không còn lởm chởm, nguy hiểm do xói mòn nên các gia đình thường xuyên đưa trẻ con đến tắm biển và dạo chơi.
Những bức ảnh tuyệt đẹp chia sẻ trên nhiều tờ báo địa phương cho thấy bãi biển đẹp nhất vào mùa đông khi có tuyết. Viên thủy tinh màu sắc sẽ nổi bật trên nền tuyết trắng xóa.
Nếu không tận mắt chứng kiến, có lẽ sẽ không ai có thể tin nổi mảnh vỡ của những chiếc chai bình thường bỗng biến thành hàng ngàn viên thủy tin nhỏ gọn và đẹp đẽ như thế này.
Nước biển đã bào mòn những mảnh thủy tinh sắc nhọn |
Bãi biển thu hút hàng ngàn khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng |
Những mảnh thủy tinh phủ kín bãi cát trên biển |
Cận cảnh bãi biển thủy tinh nổi tiếng độc nhất vô nhị |
HD (lược dịch)
Chiêm ngưỡng Mưa sao băng Orionids đạt cực đại vào đêm mai
Người yêu thiên văn khắp thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng Orionids đạt cực đại vào đêm ngày 21/10, rạng sáng ngày 22/10.