Chuyện khởi nghiệp ở tuổi 50 của “ông trùm” gia vị Dh Foods

Bỏ ngoài những băn khoăn về giao thông, thì ấn tượng đầu tiên khi ông đặt chân về quê hương là có quá nhiều tiềm năng để một người cả đời muốn lập nghiệp như ông thoải mải “đất diễn”.

 


Sau 30 năm sống ở Ba Lan, ông Nguyễn Trung Dũng quyết định trở về Việt Nam sau khi đã nếm trải thành công và thất bại ở xứ người.

Từ một chàng trai học chuyên toán từ bé, và nghĩ mình sẽ trở thành nhà khoa học ông rẽ sang kinh doanh vì muốn nuôi thân và giúp gia đình. Nhưng càng lớn tuổi ông lại thấy mình hợp với kinh doanh hơn vì thích tự do, độc lập về tài chính.

Chuỗi ngày khởi nghiệp đối với ông kéo hơn 3 thập kỷ với 3 lần khởi nghiệp ở Ba Lan. Trong đó, lần 1 khi tốt nghiệp đại học năm 1989, lần 2 khi chia tay các cổ đông năm 1992, lần 3 sau khi bán công ty cho đại gia người Ukraina năm 2002 và lần 4 khi về Việt Nam khởi nghiệp với Dh Foods sau khi nghỉ ở Công ty hàng tiêu dùng vào năm 2012.

Ở Ba Lan, ông được coi là một doanh nhân thành công khá sớm, là một trong hai doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm nhập từ Việt Nam vào được các hệ thống siêu thị toàn quốc những năm 90.


Năm 2000, do đầu tư quá lớn vào nhà máy ở Ba Lan, nên ông đối mặt với khó khăn về tài chính, cộng với khủng hoảng trong hôn nhân khiến ông quyết định bán lại công ty, thương hiệu, nhà máy cho “đại gia” người Việt ở Ukraina.

Thương vụ đó đem lại cho ông món tiền kha khá cộng với kinh nghiệm sẵn có ông lại muốn “chơi lớn” thêm lần nữa. Nhưng vận đỏ chưa đến, khi chưa kịp hái quả thì gặp cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cộng với cuộc hôn nhân đầu tan vỡ khiến cuộc sống ông rơi vào bế tắc.

Năm 2009, khi tình cờ gặp lại bạn học thời cấp 3 mà ông có cảm tình từ thời học trò. Sau những lần chat chít trò chuyện qua mạng thấy rất hợp, gặp nhau… thấy càng hợp hơn. Rồi một ngày, cô bạn đó rủ ông về Việt Nam với lý do đơn giản vì cuộc đời còn rất ngắn, không nên lãng phí thời gian.

Ông  xách vali và lên đường về nước. Ban đầu, ông không định khởi nghiệp mà chỉ muốn một công việc phù hợp để sống được ở Việt Nam.

Sau thời gian làm việc cho công ty sản xuất mì gói, cho dù ở vị trí Tổng giám đốc hay Chủ tịch HĐQT, nhưng do ông không phải là cổ đông chính, nên có nhiều khác biệt trong cách làm. Cuối cùng, ông chọn lại quay lại con đường khởi nghiệp và lần này chấp nhận làm bé, miễn là được tự do. Những tháng ngày ngụp lặn trong hũ gia vị vùng miền bắt đầu…


Hơn 30 năm học tập và sinh sống ở châu Âu, ông hiểu được gia vị Việt tại nước ngoài quý giá như thế nào.

“Tôi rất nhớ món ăn, gia vị Việt Nam. Vì vậy, mỗi lần nhận được món quà như gói gia vị, chai nước mắm, hũ cà pháo… từ bạn bè, người thân gửi tặng, tôi đều quý chúng như vàng. Sau này, bắt đầu có người nhập các gia vị Việt qua bán, nhưng có khi phải đi vài trăm cây số để mua được. Rồi đến khi các hệ thống siêu thị mở ra, có bán các gia vị châu Á, nhưng chủ yếu vẫn là gia vị Nhật Bản, Thái Lan, gia vị Việt Nam vẫn còn rất ít”, ông mở đầu câu chuyện.

Đó cũng là quãng thời gian, ông ôm tham vọng một ngày nào đó, những gia vị Việt tự nhiên, sạch và tiện dụng, sẽ có mặt trên khắp thế giới, cho các bữa ăn ngon hơn và mọi người hạnh phúc hơn.

Sau 30 năm, ông quay về Việt Nam vào năm 2010. Nhìn thấy Việt Nam thay đổi, hiện đại, văn minh lên… và các sản phẩm gia vị tuổi thơ của ông cũng đã thay đổi: Có rất nhiều sản phẩm dùng phẩm màu, dùng chất bảo quản nhân tạo và hương liệu. Chính các phụ gia “hiện đại” đó làm mất đi mùi vị mộc mạc, tự nhiên của các món ăn đã gắn liền với tuổi thơ ông.


Trong những lần đi công tác từ Bắc đến Nam, ông nhận thấy vùng nào cũng có các gia vị đặc sản mang nét đặc trưng của vùng đất ấy, trải dài mấy ngàn cây số từ Hà Giang đến Cà Mau, nhưng chưa được bán rộng rãi, chủ yếu vẫn là kinh doanh nhỏ lẻ.

Chính những điều đó, đã thôi thúc ông khởi nghiệp lại lần nữa với Dh Foods. Giờ đây, ước mơ của ông dần thành hiện thực, khi Dh Foods đã sản xuất được rất nhiều sản phẩm gia vị từ các vùng miền Bắc - Trung - Nam như Muối Tôm, Muối Ớt Tây Ninh, Muối Ớt Chanh Nha Trang, gia vị Phở, gia vị Tây Bắc… và gần đây đầu năm 2021, Dh Foods đã tung gần 40 sản phẩm thuộc dòng Mắm đặc sản miền Tây cùng các loại rau củ ngâm hoàn toàn không dùng bột ngọt.

Các sản phẩm đã phủ sóng tràn ngập ở những vị trí bắt mắt hầu hết các siêu thị tại Việt Nam và xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Úc, Mỹ, Anh, Đức, Nga… Đặc biệt thị trường Nhật và Hà Lan tăng trưởng 30-50% mỗi năm từ khi ông khởi nghiệp.


Lẽ thường, ở độ tuổi của ông, ai cũng nghĩ “bậc tiền bối” này sẽ nắm chắc phần thắng trong tay so với những ai còn ít kinh nghiệm trải đời. Vì họ có nhiều mối quan hệ, kinh nghiệm, có trách nhiệm với nhân viên…, nhưng ông vẫn mắc những lỗi cơ bản chính vì sự chủ quan đó. Thêm vào đó, sự nôn nóng, muốn đạt những kết quả trong thời gian ngắn cũng thường khiến ông rơi vào bế tắc. 

Ông kể, ban đầu khi làm Dh Foods, mấy anh em bàn nhau sẽ kinh doanh gì, ông nảy ra ý làm gia vị, vì bên Ba Lan nơi ông sống, họ dùng gia vị rất nhiều. Ở Việt Nam, chuyện nêm gia vị chủ yếu xoay quanh nước mắm, nước tương và tương ớt.

Với số vốn ban đầu 1,2 tỷ, với 2 cổ đông chính là 2 vợ chồng. Không đủ tiền thuê xưởng sản xuất, thuê kho, mua máy móc, mua ô tô tải. Ông quyết định đi tìm đối tác gia công. Gõ cửa công ty nào cũng bị từ chối vì khi họ hỏi sản lượng không trả lời được.


May mắn cuối cùng, ông cũng tìm được một công ty chịu gia công cho Dh Foods. Ban đầu, ông tính làm bột nêm vì ngon hơn, không hương liệu nhân tạo như bột nêm, nhiều rau củ và bột tôm hay bột thịt hơn. Khi chuẩn bị khá hoành tráng, tuyển hơn chục người làm kinh doanh, làm trục, in bao bì riêng vì tính đóng gói nhỏ phải ngốn đến 20% vốn.

Khi đó, ông rất tự tin vì giao mỗi nhà phân phối vài người kinh doanh... Mỗi tháng đội kinh doanh tốn gần 200 triệu đồng, chi phí văn phòng và nhân viên hết 100 triệu đồng, doanh số tháng được 100 triệu đồng, đến cuối năm 2013, công ty cạn tiền. Hai vợ chồng lấy tiền riêng cho công ty vay, mỗi tháng mấy trăm triệu để trả lương. Tiền cứ trôi đi không trở lại.

Cuối năm 2013, may mắn đã mỉm cười với Dh Foods. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng Co.op mart và Big C cũng đồng ý cho sản phẩm của Dh Foods lên kệ, mở ra thời kỳ mới.

Tuy công ty vẫn lỗ tiền tỷ và ông lại vay vợ để bù lỗ, nhưng ít ra cũng đã có ánh sáng cuối đường hầm để ông tiếp tục bước tiếp con đường đã vạch ra.


Năm 2016 cũng là năm dòng ly ăn liền bán tốt, ông Dũng có ý định nuôi tham vọng vươn ra thế giới.

Kết thúc năm đó, doanh số tăng 70% và lần đầu tiên công ty có lợi nhuận mặc dù lũy kế vẫn còn âm to. Đó cũng là lần đầu ông có thể khẳng định mô hình kinh doanh của Dh Foods đã đi đúng hướng.

Với 3 dòng sản phẩm: Muối Tây Ninh, sốt Nha Trang và ly ăn liền (với 3 đối tác gia công khác nhau ), Dh Foods tự tin tham gia nhiều triển lãm như VietFood Hà Nội và FoodExpo HCM. Ngoài ra, công ty tham gia cả những hội chợ nhỏ.

Công ty đã rất vất vả để có đơn hàng khách Hà Lan và Nhật Bản. Đặc biệt, để sản phẩm của công ty có mặt tại 1 hệ thống siêu thị lớn ở Nhật Bản, hai bên đã trải qua quy trình làm việc kéo dài 2 năm.

Ban đầu chỉ với một đơn hàng bé xíu, nhưng đối tác phải kiểm tra độ an toàn của sản phẩm, với danh sách hơn 1.000 loại thuốc trừ sâu. Chưa kể, trước khi sản xuất, công ty Nhật cử người bay qua Việt Nam kiểm tra nhà xưởng, mới đồng ý cho sản xuất. Hiện khách hàng Nhật mua mỗi năm khoảng 5 container cho 3 sản phẩm muối Tây Ninh.

Khởi đầu 2016 tưởng chừng rất khó khăn, nhưng hóa ra lại thuận lợi tốt mở ra thời kỳ tăng trưởng cho Dh Foods.

“Chúng tôi đã ngoi lên mặt nước”, ông nói. Đó cũng là năm công ty ra dòng ly ăn liền và bán khá tốt các sản phẩm ly phở và ly cháo. Riêng dòng khoai tây nghiền ăn liền và bánh pudding ăn liền thì khá chật vật, mặc dù đã đầu tư khá nhiều cho dòng này.


Sau đó rất nhiều đại gia cũng tung sản phẩm ly khoai tây nghiền ăn liền, còn phở và cháo ăn liền thì nhiều vô kể. Công ty đã cố gắng cầm cự, nhưng dòng lợi nhuận không cao. Đầu năm 2018, ông quyết định dừng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ly ăn liền.

“Nếu lúc đó, tôi quyết định dừng sớm hơn thì đã giảm được thiệt hại”, ông Dũng nói và thừa nhận công ty mình lặp lại 2 lỗi cơ bản.

Thứ nhất, ra dòng sản phẩm quá mới, quá lạ đối với người tiêu dùng (khoai tây nghiền ăn liền và pudding ăn liền).

Thứ hai, ra dòng sản phẩm đụng với các đại gia hàng đầu trong ngành ăn liền, sản phẩm có cải tiến, nhưng chưa vượt trội, dẫn đến giá bán thấp và lợi nhuận thấp, không đủ để phát triển.

“Người cho dù có đầy kinh nghiệm, vẫn rất dễ lặp lại các lỗi cũ. Vì vậy, các bạn khởi nghiệp luôn luôn phải lắng nghe ý kiến từ đối tác, từ người tiêu dùng và thảo luận liên tục trong nội bộ công ty về tính khả thi lâu dài của mỗi sản phẩm”, ông Dũng chia sẻ.

Tự hỏi, liệu có thời điểm nào giấc mơ khởi nghiệp của ông hạ nhiệt, sống lặng thầm nhưng rồi sau đó trở lại và lợi hại hơn xưa. Nhưng thực sự ở tuổi này, việc tốt hơn hay lợi hại hơn xưa không có trong đầu và tác động đến suy nghĩ hàng ngày. Mà việc được làm việc mình thích, tạo ra sản phẩm mình thích, môi trường làm việc mình thích. Mỗi tháng có đủ tiền trả lương nhân viên, đủ cho cuộc sống,làm từ thiện giúp những người kém may mắn hơn… đối với ông là đủ. Còn biết được những sai lầm của mình để tránh hoặc mắc ít nhất, biết được điểm yếu để khắc phục, luôn làm việc chăm chỉ và lạc quan chính là những tiềm năng vô hạn của chính ông.


Dh Foods là một công ty rất nhỏ, nhân sự gọn nhẹ, ngoài việc sản xuất, thì kho, logistics, thiết kế, công bố sản phẩm, đăng ký thương hiệu đều thuê hết.

Theo ông Dũng, khi bắt đầu khởi nghiệp, việc cần làm là đặt tên công ty sao cho gọn, dễ nhớ, thuê thiết kế logo đơn giản. Sau đó, phải đăng ký sở hữu trí tuệ ngay. Đừng đợi khi có doanh số hay chỗ đứng trên thị trường mới đăng ký bản quyền vì lúc đó nhiều khả năng là người khác đang ký thương hiệu của bạn mất rồi.

Thứ hai, về bao bì sản phẩm, nên chọn loại đa năng, chỉ cần thay tem dán là có thể dùng cho nhiều sản phẩm được.


Thứ ba, sản phẩm tạo ra nên có khác biệt về thiết kế, chất lượng với các sản phẩm khác trên thị trường.

Thứ tư, định vị chất lượng sản phẩm ngay từ đầu. Chẳng hạn, Dh Foods đã đi theo con đường không dùng chất bảo quản nhân tạo, không dùng màu tổng hợp hay các hương nhân tạo. Việc này sẽ rất vất vả nhưng khi làm ra sản phẩm sạch mà bản thân yêu thích sẽ rất vui, tạo cảm hứng sáng tạo…

Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi khởi nghiệp với sản phẩm mà bản thân mình không thích thì nên chọn lại, nếu không thì từ bỏ. Vì con đường trước mắt rất nhiều chông gai, chỉ có niềm tin vào sản phẩm của mình hay con đường mình chọn mới giúp mình vượt qua được.

Cuối cùng, ông Dũng cho rằng, các bạn trẻ đừng khởi nghiệp vì muốn làm giàu nhanh. Chỉ có 5% khởi nghiệp trên thế giới là thành công. Chỉ khi các bạn có đam mê và chăm chỉ, chịu khó thì mới lọt được vào 5% đó. Và sau 7 năm, khi công ty các bạn đã có sản phẩm, thị trường ổn định, doanh số và lợi nhuận tăng đều thì lúc đó mới có thể nói bạn đã khởi nghiệp thành công.

Sau nhiều lần khởi nghiệp thất bại, điểm cốt yếu để ông có thể khởi nghiệp tránh được mất mát, đau thương là cái gì cũng nên làm từ từ, tiết kiệm chi phí ban đầu, chọn sản phẩm thật kỹ, không đụng các đại gia…, làm việc chăm chỉ, kiên trì. Đặc biệt, phải liên tục cải thiện chất lượng và đổi mới.


 

Thời cơ hàn của ông chủ Thiên Long Cô Gia Thọ: Anh công nhân mưu sinh bằng bán bút bi dạo, khởi nghiệp với 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng

Thời cơ hàn của ông chủ Thiên Long Cô Gia Thọ: Anh công nhân mưu sinh bằng bán bút bi dạo, khởi nghiệp với 2 chỉ vàng và chiếc xe đạp cà tàng

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất bút bi gia đình năm 1981, sau gần 40 năm Thiên Long hiện là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực văn phòng phẩm tại Việt Nam và hàng đầu trong khu vực.

Theo baodautu.vn

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.

1 triệu ha lúa chất lượng cao thu 9 triệu tấn gạo: Chưa trồng đã đắt khách mua

Trồng 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL vẫn là đề án đang trong quá trình hoàn thiện của Việt Nam. Khi hay tin nước ta sẽ có 9 triệu tấn gạo chất lượng cao, nhiều quốc gia muốn đặt mua đơn hàng lớn.