Chuyện khởi nghiệp của ông chủ Uniqlo: Sự nghiệp bế tắc, phải miễn cưỡng phụ việc cho tiệm may nhỏ của cha, lập nên hãng thời trang hàng đầu thế giới
Tadashi Yanai là một trong những doanh nhân thành công nhất ở Nhật Bản với vai trò là người sáng lập kiêm chủ tịch của Fast Retailing đồng thời xếp hạng giàu có thứ 2 ở Nhật Bản (theo số liệu của Forbes năm 2021).
Công ty do ông sáng lập, Fast Retailing hiện là nhà sản xuất may mặc lớn thứ 3 thế giới, với hơn 3.000 cửa hàng bán lẻ, sở hữu danh mục các thương hiệu bao gồm Uniqlo, Theory, Helmut Lang, J Brand và GU.
Những điều ít biết về Tadashi Yanai
Sinh năm 1949 trong gia đình thợ may ở Hiroshima – Nhật Bản, tuổi thơ của Yanai gắn liền với tiệm may nhỏ của gia đình, bao quanh bởi các loại vải, kim và cách may đo quần áo.
Mặc dù tốt nghiệp bằng Cử nhân Kinh tế và Chính trị trường Đại học Waseda, công việc đầu tiên của Tadashi Yanai lại là nhân viên bán quần áo nam và đồ dùng nhà bếp tại một siêu thị địa phương, Jusco. Ông đã rời bỏ công ty chỉ sau một năm.
Sau khi nghỉ việc, Yanai đã rơi vào bế tắc khi nghĩ về sư nghiệp của mình. Mặc dù thời gian đầu "không hề tình nguyện", chàng trai trẻ đã quyết định về làm việc tại cửa tiệm may của cha mình. Tuy nhiên, đây chính là bước đệm cho sự nghiệp của ông. Những năm đầu tiên kinh doanh thật sự là một chặng đường khó khăn đối với Yanai, đặc biệt về việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.
"Tôi phải dọn dẹp cửa hàng, giặt áo khoác, tìm nguồn cung ứng - tôi thực sự phải tự làm mọi thứ vì không có ai khác," ông chia sẻ với Business of Fashion vào năm 2016: "Tuy nhiên, đó là một cơ hội học hỏi rất lớn."
Và Tadashi Yanai, mặc dù là ông chủ của một trong những hàng thời trang lớn nhất thế giới, thường chỉ mặc hai bộ trang phục trong đó có một chiếc áo khoác len cổ thuyền Merino màu xanh nước biển trị giá 15 USD. Sự trung thành của ông với kiểu thời trang giản dị - nếu xem xét một cách kĩ lưỡng lại vô cùng phù hợp với những nguyên tắc truyền thống của một con người đến từ đất nước mặt trời mọc, đề cao "vẻ đẹp thiết thực" và "đơn giản là tốt nhất".
"Tôi tin rằng người sáng lập một công ty không bao giờ thực sự nghỉ hưu" - Tadashi Yanai
Dấu ấn Uniqlo và chiến lược kinh doanh khác biệt
Sau khi làm việc tại cửa tiệm của cha mình, Tadashi bắt đầu thích thú với công việc kinh doanh, và niềm đam mê bán quần áo. Ông đã thành lập chi nhánh đầu tiên của Unique Clothing Warehouse (sau này đổi thành Uniqlo) ở Hiroshima.
Lấy cảm hứng từ các thương hiệu Châu Âu và Mỹ như Benetton, Gap và Esprit mà ông đã thấy trong một chuyến du lịch của mình, Yanai bắt tay vào việc tạo ra mô hình chuỗi cửa hàng may mặc thông thường sản xuất hàng loạt vào Nhật Bản. Năm 1991, ông đổi tên công ty từ Ogori Shoji thành Fast Retailing dễ nhận diện hơn trên toàn cầu, lấy nguyên mẫu từ mô hình chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.
Thời điểm những năm 80-90 của thế kỉ trước, Tadashi Yanai nhận thấy Nhật Bản là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thời trang bình dân giá rẻ. Giới trẻ Nhật Bản đã bắt đầu ưa chuộng các sản phẩm bán sẵn hơn so với trang phục truyền thống được thiết kế riêng như các thế hệ trước.
Tadashi đã hướng tới việc kết hợp hệ thống 'chuỗi cửa hàng may mặc bình thường sản xuất hàng loạt' có nguồn gốc từ văn hóa Mỹ và Châu Âu vào Nhật Bản. Trong khi Zara đã xây dựng doanh nghiệp may mặc lớn nhất thế giới dựa trên việc đáp ứng nhanh chóng các xu hướng thời trang đang thay đổi nhanh chóng, vận chuyển từ nhà máy đến cửa hàng trong khoảng hai tuần, Uniqlo lại có cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại, lên kế hoạch sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho "tủ quần áo" trước một năm. Năm 1998, Uniqlo đã có hơn 300 cửa hàng trên khắp Nhật Bản và chiếc áo khoác lông cừu "khét tiếng" với giá 15 USD đã bán được hai triệu chiếc chỉ trong 12 tháng.
Về sau, không chỉ định vị là một thương hiệu thời trang "nhanh, sẵn có và giá rẻ", một phần sức hấp dẫn của các sản phẩm mang nhãn hiệu Uniqlo – đó là những mẫu thời trang có thiết kế cơ bản sang trọng, vượt thời gian, chất lượng cao có thể mặc năm này qua năm khác, kết hợp hoàn hảo với phần còn lại trong tủ quần áo của mọi người. Từ giới thượng lưu cho đến tầng lớp trung lưu, Uniqlo đã thành công chiếm được toàn bộ thị trường quần áo. Năm 2004, công ty công bố Tuyên bố Chất lượng Toàn cầu, cam kết ngừng sản xuất hàng may mặc giá rẻ, chất lượng thấp. "Tôi muốn được đánh giá cao vì đã cung cấp quần áo đẹp," Yanai nói vào thời điểm đó. "Bị mang tiếng là rẻ thật là buồn."
Ông hy vọng các loại vải tốt hơn, bền hơn sẽ có ích. Những nỗ lực này đã đem đến các dòng sản phẩm bổ sung vào danh mục thời trang có hỗ trợ công nghệ của Uniqlo bao gồm Heattech (áo sơ mi và quần được thiết kế để giữ ấm, ra mắt năm 2003), Ultra light down (chất cách nhiệt nhẹ được sử dụng trong áo khoác của công ty, ra mắt năm 2009) và AIRism (áo lót được thiết kế để thấm mồ hôi, ra mắt vào năm 2013).
Công ty cũng sử dụng trí thông minh nhân tạo để tạo ra các thiết kế dựa trên giao dịch mua của khách hàng, theo cách Netflix đề xuất phim dựa trên những phim mà mọi người đã xem.
Với hành trình làm việc không mệt mỏi để xây dựng một đế chế kinh doanh khổng lồ, doanh nhân tỷ phú Nhật Bản đã được Forbes vinh danh là một trong 100 bộ óc kinh doanh vĩ đại nhất năm 2017 và là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn năm 2013. Ông đã trở thành một trong những doanh nhân sáng tạo và thành công nhất trên thế giới với tổng số tài sản theo ước tính của Forbes khoảng 22,5 tỷ USD, xếp thứ 62 thế giới.
Từ 3 triệu đồng đi vay, cô gái trẻ khởi nghiệp với gánh xôi khúc vỉa hè, làm món ai nhìn cũng trầm trồ, kiếm đều 50-60 triệu đồng/tháng
Bắt đầu từ thùng xôi khúc bán ở vỉa hè lãi 100.000 đồng/ngày, cô gái trẻ ở vùng quê nghèo Thái Nguyên hiện có thu nhập 50-60 triệu đồng mỗi tháng khiến bao người ngưỡng mộ, thán phục khi chiêm ngưỡng từng tác phẩm nghệ thuật xôi hoa đậu…
Theo Tổ quốc/Tổng hợp (The Richest, Business of Fashion, TheCEOMagazine)