Chuyện kể của những người không có Tết

Nhiều người trong ngành khi nói về nghề hướng dẫn, thường gọi vui những hướng dẫn viên là những “ô sin” trung thành của ngành du lịch. Trong những câu chuyện dưới đây mới thấy nghề hướng dẫn thật truân chuyên...

Chuyện kể của những người không có Tết

Vào đúng sáng ngày mùng một Tết, ông giám đốc công ty du lịch tại Hà Nội nhận được điện thoại của HDV từ Quảng Ninh gọi về. Một "sự cố" đáng tiếc đã xảy ra với đoàn: trong lúc hào hứng với không khí Tết ở Việt Nam, một vị khách khi đi qua đường bị chiếc xe máy của một người dân bản địa va phải. Hậu quả vị khách kia, quần rách tả tơi, chân bê bết máu, HDV của công ty vội vã đưa vào Bệnh viện đa khoa Uông Bí (Quảng Ninh) cấp cứu. Buổi sáng hôm ấy, cả công ty như ngồi trên đống lửa. Đó là chỉ là một trong ngàn lẻ câu chuyện mà những sứ giả du lịch gặp phải trong những đợt dẫn đoàn..

Chuyện kể của những người không có Tết

HDV - "sứ giả" của đất nước

Khác hẳn với những nghề khác, nghề hướng dẫn không có ngày nghỉ kể cả ngày đó là nghỉ lễ hay Tết. Dù được đào tạo bài bản qua trường lớp cùng với những kinh nghiệm "xương máu", nhưng chuyện người hướng dẫn vẫn "vấp" phải những tình huống "cười ra nước mắt" dường như vẫn là chuyện “thường ngày ở huyện

Anh Ngô Duy Hưng, HDV của Công ty Du lịch Quốc tế Mê kông kể, trong một đợt dẫn đoàn khách quốc tế từ Quảng Ninh ra Hà Nội, khi đi ngang qua trạm dừng tại Hải Dương, sau khi tham quan mua hàng, một số vị khách đi vào nhà toilet của điểm dừng để “trút bầu tâm sự”… công việc tưởng như chẳng có gì, bỗng nhiên trong phía toilet, có tiếng người ngã, sau đó là tiếng kêu của một vị khách, Hưng tất tả chạy vào.

Trước mắt anh là một vị khách trong đoàn đang lồm cồm ngồi dậy, quần áo lấm lem. Thì ra khi đi từ toilet ra xe, do gạch trơn, vị khách bị trượt chân. Cú ngã quá đau, khiến vị khách không thể tiếp tục cuộc hành trình tới Hà Nội, Hưng đành phải gọi về công ty cầu cứu, ngay lập tức, lãnh đạo công ty điều ngay một xe xuống “hiện trường” rồi đưa thẳng tới Bệnh viện Việt Đức để điều trị, nhưng khi tới bệnh viện, vị khách này dứt khoát không chịu vào điều trị mà yêu cầu HDV phải đưa bà ta về nước để điều trị.

Lý do, bà ta cho rằng, bệnh viện của Việt Nam... không đảm bảo vệ sinh.

Vậy là sau khi nhờ bác sĩ sơ cứu, công ty Mê kông lại điều một xe riêng chở vị khách cùng HDV ra cửa khẩu để làm thủ tục xuất cảnh về nước, còn đoàn thì vẫn tiếp tục cuộc hành trình.

Oái oăm thay, khi về tới gần cửa khẩu, do đường sóc vết thương bị rỉ máu, vị khách tiếp tục kêu đau và lại yêu cầu HDV quay ngược trở lại để bà ta điều trị tại Việt Nam.

Chuyện kể của những người không có Tết

Trên những nẻo đường, không kể những ngày Tết đến xuân về

Xe trở lại Bệnh viện Việt Đức, sau khi khám các bác sĩ kết luật vết thương phải mổ, tuy nhiên do bệnh viện liên tục quá tải, nên vị khách lại phải xếp hàng chờ mổ giống như nhiều bệnh nhân khác. Vậy là HDV lại phải vật vờ ở bệnh viện gần một ngày để chờ cho khách mổ. Đến giờ, bột ở tay bệnh nhân được gỡ ra, bản cam kết khi lên bàn mổ cũng được soạn sẵn, nhưng đến phút chót vị khách ấy lại đổi ý khăng khăng nhất quyết không kí vào bản cam kết mổ, và tiếp tục xin rút.

Lý do thì vẫn thế: Bệnh viện Việt Đức không đảm bảo... vệ sinh. Giải thích nát nước, cuối cùng HDV đành phải để bà ta về nước điều trị, mà trong lòng nơm nớp lo ngại “ nhỡ đâu trên đường về nước, vết thương xảy ra sự cố, thì tỏu đó coi như vỡ mà quan trọng hơn uy tín thương hiệu công ty gây dựng hàng chục năm trời cũng bị giảm sút` – anh Hưng tâm sự.

Còn với Nguyễn Thanh Hương, HDV của một doanh nghiệp lữ hành tại Quảng Ninh, thì ngoài việc ăn ngủ thất thường trong những lúc dẫn đoàn ra, thì có một kỷ niệm mà cô mãi không bao giờ quên trong đời hướng dẫn của mình.

Đó là, một lần dẫn khách sang Trung Quốc. Theo chương trình của buổi tối đoàn là dạo chơi tự do. Trong lúc rảnh rỗi, Hương ra kiốt điện thoại công cộng để gọi về nước. Vừa bước ra khỏi ca bin, Hương bị mấy tay “mẹ mìn”` đứng ngoài chèo kéo với những lời lẽ, ngọt nhạt khác nhau. Giải thích mấy tay này không nghe. Cô đành “xổ” ra một loạt tiếng Trung Quốc, đến đây thì mấy tay “mẹ mìn”` này mới chịu buông tha cô. Hương bảo, có lẽ thấy cô trẻ, lại một mình vào bưu điện công cộng buổi tối, nên mấy tay mẹ mìn tưởng nhầm là người Việt Nam bị lạc.

Có lẽ không nói, mọi người cũng hiểu, công việc thường xuyên của người hướng dẫn thường là giới thiệu phong cảnh thiên nhiên cùng với những nét văn hoá của đất nước cho du khách. Thế nhưng, nhiều lúc họ lại trở thành những "vệ sĩ bất đắc dĩ" cho những vị khách “bất kham”.

Chuyện kể của những người không có Tết

Nghề HDV, thiệt thòi nhất vẫn là phái nữ

T. (một HDV xin được giấu tên) kể, trong đợt đưa khách về Hà Nội tham quan, buổi tối đoàn nghỉ tại một khách sạn ở nhỏ. Làm thủ tục check in khách sạn được ít giờ anh nhận được thông báo của cơ quan công an, trong đoàn của anh có một vị khách có biểu hiện phạm pháp. Đồng thời lúc đó công ty của anh cũng nhận được thông báo này, vậy là sau ít phút công ty lập tức điều động thêm một HDV để tiếp ứng. Anh kể: đêm ấy cả hai anh em hướng dẫn thức trắng, một nằm ngay ngoài cửa phòng, một ngồi dưới lễ tân canh chừng.

Đến sáng hôm sau vị khách đó lập tức bị cơ quan công an trục xuất khỏi Việt Nam. Thế là cả hai đều thở phào nhẹ nhõm. Kể lại câu chuyện này gần 3 năm, khuôn mặt anh vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng: "May mà các chiến sĩ công an phát hiện ra sự cố này, nói dại nếu gì xảy ra, không biết chừng doanh nghiệp phải đóng cửa có khi ảnh hưởng tới cả ngành".

Va vấp nhiều cũng thành quen, so với những người bình thường khác, dân hướng dẫn có một biệt tài đó là việc tìm khách lạc. Chỉ cần phát hiện đoàn bị thiếu một vị khách. Thế là chỉ độ hơn một tiếng đồng hồ đi tìm, vị khách lạc đã được HDV đưa trở về đoàn một cách an toàn. Thế nhưng, nhiều lúc họ cũng phải gặp nhiều phen lao đao cũng vì chuyện khách… lạc. HDV Ngô Văn Quyến kể, trong một lần dẫn đoàn có hơn một chục khách, khi chuẩn bị kết thúc lịch trình, bỗng dưng trong đoàn thiếu một vị khách.

Qua những ngày dẫn đoàn và tiếp xúc với ông, anh biết vị khách này có nhu cầu “tìm của lạ", vậy là sau khi ông ta …lạc, HDV lao đi khắp các quán karaoke gần đó để tìm. Nhưng không như nhiều lần trước, lần này Quyến tìm mãi mà không thấy. Cuối cùng anh đành quay ra phía sân ga, y như rằng anh ta gặp vị khách nọ đang ngơ ngác ở đó.

Khi hỏi, sao lai ra đây, vị khách này hồn nhiên trả lời: "Tôi nghe nói, đây là khu đèn đỏ của Việt Nam". Nghe đến đây, Quyến vừa giải thích cho khách vừa bấm bụng không dám cười. Theo cánh hướng dẫn, tìm khách lạc không khó, chỉ cần hỏi qua sở thích của người khách lạc là dân hướng dẫn biết ngay rằng vị khách này đang ở điểm nào. Nhưng cũng có lúc khó quá họ đành phải nhờ tới lực lượng công an. Bởi việc lạc khách rất nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh lữ hành mà còn ảnh hưởng tới cả tình hình an ninh trật tự trong nước.

Do áp lực công việc cao, lại phải lênh đênh liên tục trong những cuộc hành trình dài ngày, đòi hỏi gắt gao về sức khoẻ nên đa phần hướng dẫn theo nghề được ít năm đành chuyển sang làm điều hành hay một công việc nhẹ nhàng khác của công ty.

Khánh Linh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !