Chuyên gia FBI tiết lộ tuyệt chiêu gây thiện cảm
Chuyên gia Robin Dreeke với kinh nghiệm 27 năm nghiên cứu về nghệ thuật giao tiếp |
1. Nói chuyện nhưng không đánh giá, phán xét.
Chuyên gia Robin Dreeke tiết lộ đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng bậc nhất khi giao tiếp. Đặt câu hỏi. Lắng nghe. Nhưng không đánh giá hay phán xét. Ông nói: “Chiến lược đầu tiên mà tôi luôn luôn tâm niệm đó chính là không phán xét khi trò chuyện. Không ai muốn bị đánh giá khi chia sẻ về suy nghĩ hay nêu ý kiến, hay bất kỳ hành động nào”.
Việc tìm hiểu đối tác cần gì, mong muốn gì và nguyện vọng ra sao là cả một quá trình, trong thời gian dài. Sự xác nhận đó không thể ngày một ngày hai nên khi giao tiếp không cần quan tâm đến những mong muốn của họ tốt hay xấu.
Theo chuyên gia kỳ cựu Robin, thay vì phán xét bạn hãy nhẹ nhàng nói rằng: “Ồ, thật hấp dẫn. Tôi chưa bao giờ nghe đến vấn đề này. Tại sao bạn lại nghĩa ra ý tưởng hay vậy? Bạn hãy giúp tôi hiểu thêm đi”.
Hãy cho người đối diện thấy thiện chí của bạn, khuyến khích họ nói về bản thân nhiều hơn. Một nghiên cứu cho thấy khi được nói về bản thân, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc, còn hơn cả khi kiếm được nhiều tiền hay được thưởng thức một món ăn ngon.
2. Dẹp bỏ cái tôi cá nhân
Hầu hết chúng ta có thói quen quá chú ý đễn lỗi sai của người đối điện. Khi nghe những điều mâu thuẫn với suy nghĩ của bản thân, chúng ta khó giữ được bình tĩnh, tư duy lập luận logic biến mất, não bộ hoạt động để sẵn sàng chiến đấu, phản bác.
Tuy nhiên, điều này vô tình sẽ giết chết mối quan hệ mà bạn đang cố tạo dựng. Nên nhớ, tranh cãi không bao giờ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.
Lời khuyên chuyên gia đưa ra chính là đừng bao giờ cố gắng thay đổi quan điểm hay lời nói của người đối diện ngay lần gặp đầu tiên. Tạm thời gạt bỏ cái tôi cá nhân sẽ giúp bạn giữ được hòa khí, gây thiện cảm với người đối diện.
3. Lắng nghe là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp
Không nên quan trọng hóa và tập trung nhiều vào việc mình sẽ nói gì. Hãy chý ý nhiều hơn tới những gì người đối điện đang chia sẻ. Hãy sáng suốt, lắng nghe và đặt câu hỏi cho họ, khuyến khích họ nói về bản thân.
Chuyên gia Robin cho rằng: “Lắng nghe không phải là im lặng. Lắng nghe là tạm thời dừng nói. Khi bạn im lặng, cũng có nghĩa bạn đang suy nghĩ về những gì sẽ nói ra sau đây. Bạn lắng nghe với một nửa não bộ, phần còn lại đang sẵn sàng chờ đợi để được bày tỏ suy nghĩ của bản thân khi họ nói xong”.
Nghệ thuật của sự lắng nghe nằm ở việc tập trung tìm ra vấn đề bản thân hứng thú và muốn tìm hiểu thêm trong câu chuyện của người đối diện. Điều đó sẽ giúp bạn kéo dài câu chuyện, tạo niềm hứng khỏi, niềm vui cho cả hai.
Theo chuyên gia Robin, để trở thành người biết lắng nghe nên thực hiện những gợi ý sau:
Tập trung lắng nghe những gì người đối diện nói. Không chen ngang, không bày tỏ ý kiến không đồng tình ngay tức thì và không đánh giá.
Gật đầu và thi thoảng thêm vào những câu nói thể hiện sự cảm thông, đồng thuận.
Không ngần ngại hỏi, nhắc lại những gì bạn chưa hiểu rõ.
Hỏi lại để khẳng định sự tập trung cũng như thiện chí của mình.
4. Chia sẻ về những khó khăn họ đang phải đối mặt
Tất cả mọi người đều gặp phải những khó khăn nhất định trong cuộc sống. Việc sẵn sàng chia sẻ, nói chuyện cùng họ về những vấn đề khúc mắc là một sự thông minh khi muốn gây thiện cảm.
Chuyên gia Robin nói: “Câu hỏi thông minh nhất chính là gần đây bạn đang gặp phải vấn đề khó khăn nào trong công việc hay trong cuộc sống gia đình”.
Đặt các câu hỏi liên quan một cách hợp lý có sức mạnh ghê gớm. Tuy nhiên, xen giữa việc kể chuyện thông thường, xin lời khuyên từ người đối diện chính là mẹo tuyệt vời nhất để gây thiện cảm.
5. Tạo cảm giác an toàn
Bí quyết đầu tiên nên làm đó là nói với đối phương rằng bạn chỉ có thể dành ra một vài phút để tiếp chuyện họ vì bạn đang rất bận.
“Tâm lý chung khi người đối diện nói họ chỉ có chút thời gian nói chuyện, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì nghĩ rằng họ sẽ không soi ta quá nhiều”.
Con người vốn có lòng nhân hậu, họ muốn và sẵn sàng giúp đỡ bạn nhiều hơn bạn nghĩ. Tuy nhiên, cái họ cần chính là cảm giác an toàn mà bạn tạo ra. Bởi không một ai thích cảm giác bản thân bị lừa dối, bị mắc bẫy của người khác.
Theo chuyên gia Robin, một trong những lý do cơ bản khiến đối tác cảm giác bất an, không đáng tin tưởng chính là ngôn ngữ bạn lựa chọn và ngôn ngữ cơ thể chưa phù hợp.
6. Ngôn ngữ cơ thể, vũ khí vô cùng quan trọng
Bên cạnh lời nói thì cử chỉ, điệu bộ đóng vai trò quan trọng trong việc gây thiện cảm ngay trong lần đầu gặp gỡ.
Bắt đầu từ nụ cười. Một nụ cười tự nhiên, thân thiện sẽ mở khóa vào trái tim người đối diện, là bước đơn giản tạo dựng niềm tin. Đầu hơn cúi, cằm hạ thấp xuống, là dấu hiệu cần thiết chứng tỏ cho đối phương hiểu bạn không có ý định đánh giá họ.
Lòng bàn tay mở rộng khi nói chuyện giúp gửi thông điệp bạn đã sẵn sàng cởi mở, lắng nghe, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu chuyện nào. Cuối cùng là lông mày. Lông máy rướm cao là dấu hiệu của sự thoải mái, cởi mở.
7. Ứng xử thẳng thắn với những người mà bạn không tin tưởng
Trước hết, bạn nên giữ thái độ nhã nhặn, không nên có thái độ thù địch, nhẹ nhàng hỏi rõ mục đích của đối phương là gì.
Theo chuyên gia Robin, bạn nên phân loại rõ từng mục đích, tạm dừng cuộc trò chuyện và nói: “Rõ ràng, bạn rất thông minh, luôn hiểu rõ việc bạn làm. Bạn đã nói khác nhiều về vấn đề này. Vậy mục đích của bạn là gì? Tôi cũng có mục tiêu của mình, và bạn nên tự cố gắng để đạt mục tiêu của chính bản thân bạn. Vì vậy, nếu bạn có thể nói rõ mong muốn của bạn, chúng ta sẽ bàn luận, có thể cùng hợp tác phát triển”.
Theo ông Dreeke, việc thẳng thắn đặt câu hỏi trên có thể ngăn chặn được những ý đồ xấu, và vẫn không đánh mất những mối quan hệ tốt.
Nên nhớ rằng, để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người đối diện, bạn phải tập trung vào việc gây dựng niềm tin chứ không phải việc sử dụng mánh khóe.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ "TIME" từng được tạp chí này giải thích là biểu tượng cho dòng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho các sự kiện).