Chuyên gia cảnh báo sạt lở Alaska dễ gây sóng thần khủng khiếp
Một sườn dốc Alaska không ổn định có thể sụp đổ bất cứ khi nào và điều đó sẽ gây ra một cơn sóng thần thảm khốc ở Mỹ.
Sự thật về loài chim không biết bay nguy hiểm nhất thế giới
Đà điểu đầu mào được mệnh danh là loài chim nguy hiểm nhất thế giới sở hữu móng vuốt sắc nhọn chết người và chiếc mào lạ lùng trên đầu.
Một nhóm nghiên cứu gồm 14 nhà khoa học có chuyên môn về lở đất, sóng thần và biến đổi khí hậu đã đưa ra cảnh báo sớm về một sườn núi không ổn định phía trên rìa sông băng Barry, ở Alaska, Mỹ có thể sụp đổ bất cứ khi nào.
Trận sạt lở có thể gây nên một cơn ở Harriman Fjord, cách Anchorage khoảng 96 km, là nơi sinh sống của khoảng 291.000 cư dân.
Nhóm chuyên gia cho biết những cột sóng cao hơn 9 mét sẽ càn quét nhiều khu vực trên khắp các khu vực như Barry Arm, Harriman Fjord và nhiều vùng của Port Wells.
Sóng thần sẽ tác động đến các khu vực đông đúc, nơi khách du lịch, tàu đánh cá, thợ săn, thường xuyên qua lại, có khi lên đến hàng trăm người.
Tốc độ thay đổi độ dốc sườn núi hiện đang chậm, nhưng có thể biến hành một trận lở bất ngờ, nhanh, bất cứ khi nào.
Alaska nằm ở phía Tây Bắc của lục địa Bắc Mỹ. Là bang có diện tích lớn nhất khoảng 1, 5 triệu km2, nhưng ít dân thứ tư nước Mỹ do phần lớn diện tích nằm ở vùng cực Bắc. Cư dân của Alaska sống chủ yếu ở vùng đô thị Anchorage.
Có khoảng 100.000 sông băng, từ những dòng sông nhỏ cho tới các thung lũng phủ trắng băng giá.
Hồi đầu năm 2020, cuộc họp thường niên của Hội địa vật lý Mỹ công bố những hình ảnh chi tiết thể hiện sự tan chảy của sông băng Alaska trong suốt 47 năm qua. Qua đó cho thấy, sông băng Alaska bị thu nhỏ nhanh chóng từ năm 1980, bờ sông bị cạn thành đất liền 20 km.
Hoàng Dung (lược dịch)