Tuyên Quang: Sơn Dương xây dựng vùng chăn nuôi tập trung khép kín, ngăn chặn dịch cúm gia cầm

Mặc dù một số địa phương xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm nhưng riêng huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) lại chưa phát hiện dịch cúm gia cầm.

Thống kê của huyện Sơn Dương cho thấy, hiện toàn huyện có tổng đàn gia cầm đạt trên 1,4 triệu con. Thời gian qua, mặc dù một số địa phương xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm nhưng riêng huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) lại chưa phát hiện dịch cúm gia cầm.

Tuy nhiên, Sơn Dương cũng là địa phương nằm trong danh sách các huyện có nguy cơ cao, lại giáp ranh với 3 tỉnh, có nhiều tuyến giao thông chạy qua địa bàn nên nguy cơ phát sinh dịch bệnh cũng có thể xảy đến với địa phương bất cứ lúc nào.

Trên địa bàn mặc dù đã hình thành một số trang trại chăn nuôi quy mô, nhưng còn lại vẫn chủ yếu là các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, ít quan tâm đến công tác tiêm vắc xin, phòng dịch.

Mầm bệnh cũng tồn tại ở nhiều nơi, như từ các ổ dịch cũ, do di cư của chim trời và do thói quen ăn uống của người dân như ăn tiết canh, vứt xác, sản phẩm gia cầm bừa bãi, tiếp xúc với gia cầm không có dụng cụ bảo hộ… nên địa phương này không chủ quan với dịch bệnh, đặc biệt, khi hiện nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện ổ cúm gia cầm tại một số địa phương.

Phòng NN&PTNT huyện Sơn Dương cho biết, trên địa bàn huyện đã bước đầu hình thành vùng chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín.

Nhiều cơ sở chăn nuôi đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến như sử dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, bán công nghiệp, hệ thống chuồng trại được xây dựng theo hướng khép kín…

Toàn huyện hiện có trên 200 trang trại chăn nuôi, 3 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP, 8 trang trại được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh. Trong đó, có 2 hợp tác xã chăn nuôi gia cầm, sản lượng 354 nghìn con, trên 40 trang trại chăn nuôi quy mô từ 1 nghìn đến 2 nghìn con.

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh kiểm tra mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại Hợp tác xã chăn nuôi gà Hợp Thành (Sơn Dương).

Những trang trại chăn nuôi gia cầm được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đều có hệ thống chuồng trại đầu tư theo hình thức khép kín, bán tự động, nhất là việc áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học, từ việc đảm bảo môi trường sống cho đàn gia cầm đến việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ…

Mặc dù chưa phát hiện cúm gia cầm trên địa bàn, nhưng Sơn Dương luôn thực hiện các biện pháp giám sát chủ động và giám sát bị động. Theo đó, ngay cả khi chưa phát hiện cúm gia cầm, nhưng cơ quan chuyên môn đã chủ động lấy mẫu giám sát sau khi tiêm phòng để xét nghiệm, xác định các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Khi có hiện tượng gia cầm chết nhanh chóng báo cơ quan chuyên môn lấy mẫu, chẩn đoán, có kết quả chính xác việc cần làm ngay là khoanh vùng và dập trong diện hẹp thì vấn đề bùng phát không mãnh liệt như bệnh dịch tả lợn châu Phi. Năm 2019, huyện cũng đã trích ngân sách địa phương hỗ trợ gần 995 nghìn liều vắc xin tiêm phòng cúm H5N1 và H5N6 cho đàn gia cầm, trong đó đàn gà trên 920 nghìn liều, còn lại là vịt.

Ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ đàn gia cầm, Sơn Dương tăng cường kiểm tra việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ và vận chuyển gia cầm; hướng dẫn người dân xây dựng các vùng, trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động như vệ sinh tiêu độc khử trùng, khai báo dịch bệnh, không dấu dịch, không vứt xác gia cầm và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm ra môi trường. Quan trọng nhất, là phải tiêm phòng vắc xin các bệnh truyền nhiễm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn của địa phương.

Để ngăn chặn dịch cúm gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, tập trung hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhất là vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi chăn thả gia cầm tập trung; khi tái nhập đàn con giống được mua tại những cơ sở có uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ.
Hỗ trợ người dân phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là đối với dịch cúm gia cầm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thực hiện cấp phát 5.000 lít thuốc khử trùng, đồng thời tổ chức tiêm phòng vụ xuân hè 2020 đợt 1 cho đàn vật nuôi. Người chăn nuôi cần chủ động liên hệ với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn và tổ chức tiêm phòng, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng chống cúm cho đàn gia cầm, thủy cầm.

 PV

Quảng Ninh: Gần 1000 con gà nhiễm virus cúm gia cầm H5N6

Ngày 18/12, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại một hộ gia đình ở thôn 7, xã Sông Khoai và thực hiện tiêu hủy gần 1000 con gà bị nhiễm virus cúm gia cầm.

Nghệ An: Năm 2020 xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, số gia cầm buộc phải tiêu hủy 12.633 con.

Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát cuối năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm.

Khánh Hòa tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, sau đợt mưa lũ, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch bệnh cúm gia cầm.

Nghệ An: Dịch cúm gia cầm tái phát, xã Diễn Trung tiêu hủy hơn 6 tấn gà

Gần 5000 con gà của 2 trại gà ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tiếp tục được phát hiện nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6 buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy tổng số hơn 6 tấn gà.

Long An kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên địa bàn, tỉnh Long An quyết tâm không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.

Gà chết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, hàng chục bao gà chết vứt dọc bờ biển huyện Diễn Châu là gà nhiễm dịch cúm gia cầm H5N6.

Nghệ An: Hàng chục bao tải gà chết vứt la liệt trên bờ biển

Một lượng lớn gà chết được đựng trong hàng chục bao tải vứt rải rác dọc tuyến bờ ven biển ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) được người dân địa phương phát hiện.

Long An: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm A H5N6 ở Cần Đước

Phát hiện gà chết bất thường, gia đình ông Đặng Phú Thạnh, ngụ ấp 3, xã Long Cang (Cần Đước, Long An) đã báo với chính quyền. Sau khi xét nghiệm với kết quả, đàn già đã nhiễm cúm A H5N6.

Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đối với gà ở Yên Thế

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng.

Đang cập nhật dữ liệu !