Thực hiện nghiêm chỉnh "5 không" trong phòng chống dịch cúm gia cầm ở Long An

Dịch bệnh cúm gia cầm ở Long An vẫn diễn biến phức tạp, liên tiếp xảy ra các ổ dịch. Để ngăn chặn dịch không lây lan diện rộng, Long An nghiêm chỉnh thực hiện "5 không" trong phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm.

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra; bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 01 đến 03 ngày và có thể dài hơn tùy theo độc lực của vi rút. Do vậy, gia cầm mắc bệnh thường chết đột ngột và ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% tổng đàn trong vòng vài ngày. Đặc biệt nguy hiểm là bệnh có thể lây từ gia cầm sang người và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

{keywords}
Ảnh minh họa

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Long An liên tiếp xảy ra các ổ dịch cúm gia cầm, đặc biệt là từ đầu tháng 10 đến nay, dịch bệnh cúm gia cầm có diễn biến phức tạp, liên tiếp các ổ dịch được phát hiện. 

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Long An, dịch bệnh phát sinh nhiều trong thời gian gần đây do diễn biến thời tiết bất lợi, mật độ chăn nuôi lại tăng do nhu cầu tăng đàn phục vụ dịp Tết Nguyên đán trong khi đó người chăn nuôi chủ quan, không tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm hoặc có tiêm phòng nhưng sử dụng các loại vắc xin không đảm bảo, không rõ nguồn gốc. Hơn nữa, người chăn nuôi chủ yếu tiêm phòng vắc xin phòng cúm A/H5N1 do đó sự bảo hộ đối với bệnh cúm A/H5N6 chưa cao, và quan trọng là việc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi chưa đảm bảo.

Vì thế, trong thời gian tới, nếu không chủ động, quyết liệt trong công tác dập dịch thì nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm tiếp tục lây lan, bùng phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại về kinh tế là rất lớn.

Trước tình hình trên, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh cúm gia cầm, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Long An khuyến cáo với các hộ chăn nuôi gia cầm không được chủ quan về dịch bệnh, phải thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn gia cầm. Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học, mua bán gia cầm có nguồn gốc rõ ràng.

Đồng thời tăng cường vệ sinh tiêu độc khử trùng, phát quang cây cỏ, bụi rậm xung quanh chuồng trại và khu vực chăn nuôi; Dọn dẹp vệ sinh cống rãnh, chất thải, đảm bảo chuồng trại khô ráo, thoáng mát ban ngày và ấm về ban đêm.

Khi phát hiện gia cầm bệnh chết đột ngột phải báo ngay cho cán bộ thú y xã hoặc trưởng ấp/Khu phố hoặc báo ngay cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Đặc biệt, thực hiện nghiêm chỉnh "5 Không" trong phòng chống dịch bệnh, bao gồm: Không nuôi thả rông gia cầm; Không mua, bán gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc; Không giấu dịch; Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

Ngoài việc thực hiện "5 không", một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh cúm gia cầm không lây lan đó là hạn chế tối đa người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi. Chủ động tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm A/H5N1, A/H5N6 cho gia cầm. 

Nguyễn Hải

Quảng Ninh: Gần 1000 con gà nhiễm virus cúm gia cầm H5N6

Ngày 18/12, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại một hộ gia đình ở thôn 7, xã Sông Khoai và thực hiện tiêu hủy gần 1000 con gà bị nhiễm virus cúm gia cầm.

Nghệ An: Năm 2020 xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, số gia cầm buộc phải tiêu hủy 12.633 con.

Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát cuối năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm.

Khánh Hòa tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, sau đợt mưa lũ, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch bệnh cúm gia cầm.

Nghệ An: Dịch cúm gia cầm tái phát, xã Diễn Trung tiêu hủy hơn 6 tấn gà

Gần 5000 con gà của 2 trại gà ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tiếp tục được phát hiện nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6 buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy tổng số hơn 6 tấn gà.

Long An kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên địa bàn, tỉnh Long An quyết tâm không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.

Gà chết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, hàng chục bao gà chết vứt dọc bờ biển huyện Diễn Châu là gà nhiễm dịch cúm gia cầm H5N6.

Nghệ An: Hàng chục bao tải gà chết vứt la liệt trên bờ biển

Một lượng lớn gà chết được đựng trong hàng chục bao tải vứt rải rác dọc tuyến bờ ven biển ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) được người dân địa phương phát hiện.

Long An: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm A H5N6 ở Cần Đước

Phát hiện gà chết bất thường, gia đình ông Đặng Phú Thạnh, ngụ ấp 3, xã Long Cang (Cần Đước, Long An) đã báo với chính quyền. Sau khi xét nghiệm với kết quả, đàn già đã nhiễm cúm A H5N6.

Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đối với gà ở Yên Thế

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng.

Đang cập nhật dữ liệu !