Cơ quan Thú Y: Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc, bệnh cúm gia cầm không có thuốc điều trị đặc hiệu, nguy hiểm hơn, có thể lây sang người dẫn đến nguy cơ tử vong, do vậy sử dụng vắc xin là một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh.

{keywords}
Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh cúm gia cầm.

Theo khuyến cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc, tất cả gia cầm ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh cúm gia cầm. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát vào mùa đông, xuân.

Triệu chứng của cúm trên gia cầm là gà sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, viêm mũi, chảy nước mắt, nước mũi, ho hen, mào tím tái, sưng phù, hoại tử, tiêu chảy phân xanh, phân trắng, phân vàng, xuất huyết da chân.

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, nguy hiểm hơn, có thể lây sang người dẫn đến nguy cơ tử vong, do vậy sử dụng vắc xin là một biện pháp hữu hiệu, tích cực để phòng bệnh cúm gia cầm.

Do đó, người chăn nuôi cần chủ động tiêm phòng vắc xin cúm cho gia cầm lúc 2 tuần tuổi, 5 tuần tuổi và trước khi đẻ 15 ngày. Sau đó định kỳ tiêm phòng mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và tháng 10.

Trong quá trình chăn nuôi cần tạo một hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, rắc vôi bột xung quanh chuồng và lối đi, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại; bổ sung vi - ta - min, khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho gia cầm khi thời tiết giao mùa.

Vì vậy, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để xuất hiện dịch cúm gia cầm gây thiệt hại cho người chăn nuôi đã và đang được ngành chuyên môn và các địa phương ở tỉnh Vĩnh Phúc triển khai quyết liệt.

Cùng với khẩn trương tiến hành phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi, công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm đang được đẩy mạnh để các hộ chăn nuôi chủ động khai báo khi có gia cầm ốm, chết không rõ nguyên nhân; không vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép, nhất là gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Thực hiện quy trình kiểm dịch, kiên quyết xử lý nghiêm tất cả các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không qua kiểm dịch nhập lậu vào địa bàn. Đồng thời, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là bệnh cúm gia cầm chặt chẽ đến từng thôn, xóm, hộ gia đình; chủ động lấy mẫu giám sát vi rút cúm trên đàn gia cầm tại các chợ bán gia cầm sống, trang trại chăn nuôi gia cầm gửi đi xét nghiệm nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra; hướng dẫn người chăn nuôi chủ động áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, kết hợp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người chăn nuôi chấp hành các quy định…

Nhằm ngăn ngừa tình trạng giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, Ban chỉ đạo 389 tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Nguyễn Hải

Quảng Ninh: Gần 1000 con gà nhiễm virus cúm gia cầm H5N6

Ngày 18/12, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại một hộ gia đình ở thôn 7, xã Sông Khoai và thực hiện tiêu hủy gần 1000 con gà bị nhiễm virus cúm gia cầm.

Nghệ An: Năm 2020 xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, số gia cầm buộc phải tiêu hủy 12.633 con.

Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát cuối năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm.

Khánh Hòa tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, sau đợt mưa lũ, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch bệnh cúm gia cầm.

Nghệ An: Dịch cúm gia cầm tái phát, xã Diễn Trung tiêu hủy hơn 6 tấn gà

Gần 5000 con gà của 2 trại gà ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tiếp tục được phát hiện nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6 buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy tổng số hơn 6 tấn gà.

Long An kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên địa bàn, tỉnh Long An quyết tâm không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.

Gà chết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, hàng chục bao gà chết vứt dọc bờ biển huyện Diễn Châu là gà nhiễm dịch cúm gia cầm H5N6.

Nghệ An: Hàng chục bao tải gà chết vứt la liệt trên bờ biển

Một lượng lớn gà chết được đựng trong hàng chục bao tải vứt rải rác dọc tuyến bờ ven biển ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) được người dân địa phương phát hiện.

Long An: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm A H5N6 ở Cần Đước

Phát hiện gà chết bất thường, gia đình ông Đặng Phú Thạnh, ngụ ấp 3, xã Long Cang (Cần Đước, Long An) đã báo với chính quyền. Sau khi xét nghiệm với kết quả, đàn già đã nhiễm cúm A H5N6.

Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đối với gà ở Yên Thế

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng.

Đang cập nhật dữ liệu !