Tây Ninh: Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện giảm nhanh

Triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo từ năm 2017 đến nay Tây Ninh đã đạt được nhiều hiệu quả rõ rệt. Hiện tại Tây Ninh là 1 trong 5 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất so với cả nước.

Bám sát hộ nghèo

Từ năm 2017 UBND tỉnh Tây Ninh đã tham mưu cho cho tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và ban hành hàng chục văn bản nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Được sự vào cuộc của tất các các cấp uỷ Đảng, chính quyền và người dân, tính đến cuối 2019, tỉnh Tây Ninh chỉ còn 1,69% hộ nghèo, là 1 trong 5 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước.

Gia đình chị Lê Thị Lựu ở xã Tân Phú, huyện Tân Châu, Tây Ninh là 1 trong những hộ thoát nghèo nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Những năm trước chị Lựu mắc bệnh cột sống. Chi tiêu trong gia đình chỉ phụ thuộc vào chồng. Gia đình chị Lựu đã nhận được nhiều chính sách hỗ trợ của chương trình giảm nghèo bền vững như xây nhà đoàn kết, hỗ trợ bò giống, cho vay vốn ưu đãi. Đến nay gia đình chị đã thoát nghèo. Chồng chị hiện đi cạo mủ cao su mỗi tháng cũng được 6,5 triệu tiền lương.

Bà Lê Thị Nhung – Phó trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Tân Châu cho biết, trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững Huyện uỷ Tân Châu đã phân công cho từng chi bộ phụ trách để đưa vào đánh giá công tác Đảng hằng năm.

{keywords}
Người dân được hỗ trợ vay vốn nuôi bò.

UBND huyện Tân Châu cũng ban hành nhiều kế hoạch giảm nghèo bám sát tình hình cụ thể tại địa phương, bám sát các nhu cầu của hộ nghèo để có hướng giúp đỡ thoát nghèo.

Nhờ đó huyện luôn vượt chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo trên 1,5%. So với năm 2016 là 6,49 % thì đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm rất nhiều.

Tân Biên thay đổi từng ngày

Bà Trần Thị Mỵ, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh trước đây vốn là một hộ nghèo. Năm 2017, bà Mỵ được nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng để sửa nhà. Từ căn nhà tạm bợ, gia đình bà Mỵ đã có chỗ ở khang trang hơn, sạch sẽ hơn.

Ngoài có nhà mới, gia đình bà Mỵ cũng được giới thiệu việc làm nên cũng có thêm thu nhập.

Thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, đến nay ở Tân Biên nhiều người trong độ tuổi lao động đều được bồi dưỡng, tập huấn qua các lớp đào tạo nghề như kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, lợn, bò; kỹ thuật trồng lúa, trồng rau sạch, cạo mủ cao su….

Kết quả sau học nghề có khoảng 80% người dân tộc thiểu số tham gia học nghề có việc làm ổn định, thu nhập từng bước được nâng lên, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Tân Biên sát biên giới nên là huyện khó khăn nhất trong tỉnh Tây Ninh. Các ban ngành của huyện, xã cũng đề ra nhiều biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ cho cuộc sống của người dân.

Đầu năm 2016 huyện Tân Biên có 1535 hộ nghèo thì đến hết năm 2019 chỉ còn 517 hộ nghèo. Nhiều công trình phúc lợi công cộng như điện, đường, trường, trạm khang trang và từng bước hiện đại ở các vùng xa, vùng sâu biên giới trên địa bàn huyện. Sự nghiệp y tế, văn hóa, giáo dục đáp ứng được yêu cầu đời sống nhân dân và ngày càng hội nhập với sự phát triển chung của toàn tỉnh.

Với tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 8%, mục tiêu của huyện Tân Biên là đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Trước mắt từ năm 2021, huyện phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở 3 xã còn lại Thạnh Bắc, Trà Vong và Thạnh Tây (huyện đã có 6/9 xã nông thôn mới) và xây dựng thị trấn Tân Biên trở thành đô thị văn minh.

Huyện khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động mậu dịch biên giới tại hai cửa khẩu quốc tế Xa Mát và Tân Nam cùng bốn cặp cửa khẩu phụ nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường lưu thông hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Campuchia.

Đối với công tác giảm nghèo bền vững, huyện Tân Biên xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, do đó huyện sẽ có nhiều giải pháp quyết liệt hơn nữa để các dự án, chương trình giảm nghèo thật sự phát huy hiệu quả.

Khánh Chi 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !