Lạng Sơn: Nhiều hộ thoát nghèo nhờ các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a

Kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 ở 3 huyện nghèo Bình Gia, Đình Lập và Văn Quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ đầu giai đoạn vào năm 2015 là 60,79% giảm xuống còn 43,26% vào cuối năm 2019.

Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo trên địa bàn giảm từ 42,35% xuống còn 21,63%, bình quân giảm 4,14%/năm, đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm theo Chương trình 30a.

Nhiều hỗ trợ thoát nghèo

Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, giai đoạn 2013 - 2020, UBND tỉnh đã phân bổ tổng kế hoạch vốn trực tiếp thực hiện hỗ trợ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn 3 huyện Bình Gia, Đình Lập, Văn Quan là 512.061 triệu đồng để thực hiện đầu tư 55 công trình. Cụ thể gồm 15 công trình trường học, 3 công trình trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn, 11 công trình thủy lợi, 24 công trình giao thông, 2 công trình nhà văn hóa xã; kịp thời duy tu, bảo dưỡng đối với các công trình xuống cấp và hư hỏng với tổng kế hoạch vốn là 15.526 triệu đồng.

{keywords}
Nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ cây chè.

Các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được triển khai thực hiện đúng quy định hướng dẫn quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình được đầu tư đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn tham gia sản xuất, phát triển kinh tế, giao lưu thương mại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn. 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án còn có một số khó khăn làm chậm tiến độ do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, một số cá nhân, hộ gia đình gây khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng…

Bằng nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đến hết năm 2019 trên địa bàn các huyện nghèo đã hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo với tổng kinh phí 33.987 triệu đồng để thực hiện 458 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 78 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cho hơn 150.000 lượt hộ thụ hưởng.

Các nội dung hỗ trợ của từng dự án được đưa ra bàn bạc thống nhất và nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của đối tượng thụ hưởng, đã tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình, tập huấn kỹ thuật trước khi bàn giao cây, con giống và được Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp quan tâm, kiểm tra thường xuyên. 

Tuy nhiên, do định mức hỗ trợ còn thấp và do một số điều kiện khác như khả năng đối ứng, huy động đóng góp của gia đình, dòng họ, cộng đồng... nên đối tượng tham gia dự án chưa thực sự đủ điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ các hỗ trợ của dự án.

Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài, tổng nguồn vốn giao là 2.284 triệu đồng, đã đào tạo nghề, ngoại ngữ cho 280 lao động có tay nghề và kiến thức để đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên do trình độ, nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện còn nhiều hạn chế, tâm lý không muốn xa gia đình nên số lao động tại các huyện nghèo đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài rất ít, khó triển khai thực hiện, chủ yếu tập trung vào nội dung tuyên truyền, tư vấn cho lao động.

{keywords}
Các hộ nghèo còn được hỗ trợ tiền điện thắp sáng.

Hộ nghèo có nhà ở, được vay vốn ưu đãi

Tổng số hộ nghèo theo Đề án được phê duyệt tại 3 huyện nghèo của tỉnh được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 33 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a là 2.644 hộ, tổng kinh phí hỗ trợ để thực hiện là 66.100 triệu đồng.

Tổng số hộ đã được hỗ trợ là 1.062 hộ, kinh phí nhà nước hỗ trợ cho vay vốn tín dụng là 26.431 triệu đồng, kinh phí hỗ trợ khác là 25.180 triệu đồng. 

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã góp phần quan trọng trong việc xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, các hộ nghèo có nhà ở ổn định, giúp người nghèo yên tâm sản xuất vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, mức hỗ trợ còn thấp và là mức hỗ trợ cho vay, nhiều hộ nghèo không có khả năng đối ứng, huy động gia đình, dòng họ nên không dám mạnh dạn vay để sửa chữa và làm nhà ở. 

Cùng với đó, chương trình tín dụng ưu đãi đã cho vay với tổng kinh phí trên 810 tỷ đồng cho 25.457 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo vay vốn. Nguồn vốn cho vay chủ yếu được đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp như đầu tư trồng rừng, trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, sản xuất kinh doanh nhỏ, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn ý thức được giá trị của vốn vay, biết sử dụng vốn vào mục đích đầu tư mở rộng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Việc cho vay vốn ưu đãi học sinh, sinh viên góp phần hạn chế tình trạng học sinh phải bỏ học do khó khăn về tài chính.

Ngoài ra, các hộ nghèo còn được hỗ trợ tiền điện thắp sáng; hỗ trợ y tế khám chữa bệnh. 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế, đồng thời được tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh công của Nhà nước dễ dàng, thuận tiện góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác y tế, nâng cao các hoạt động bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !