Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Nhiều năm về trước, dân vùng núi Mường La cũng như dân vùng Tây Bắc nói chung, nhà nào cũng nghèo, chỉ trông vào cây sắn, cây ngô.

Khi có Thủy điện Sơn La, toàn bộ đất ruộng ở Mường La ngập trong lòng hồ. Tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng việc phát triển thủy sản trên lòng hồ thủy điện, trong đó có tổng diện tích mặt hồ gần 5.000ha thuộc địa bàn huyện này.

{keywords}
Mô hình nuôi cá tầm có thể đem lại giá trị kinh tế rất cao.

Nhiều hộ dân Mường La bắt đầu đầu tư lồng cá nhưng chủ yếu nuôi cá bản địa nước ngọt như trắm, chép, lăng…, giá trị kinh tế chưa cao.

Từ năm 2015, sau khi Công ty TNHH Một thành viên Tập đoàn Cá tầm miền Nam (gọi tắt là công ty cá tầm) nuôi thí điểm thành công cá tầm tại xã Mường Trai, đem lại giá trị cao hơn các loại cá nước ngọt, thì mô hình nuôi cá tầm bắt đầu được nhân rộng.

Ông Nguyễn Ngọc Lan, quản lý Công ty TNHH Một thành viên Tập đoàn Cá tầm miền Nam cho biết, giá cá tầm thương phẩm loại 1,5 – 3kg/con bán lẻ ra thị trường ở mức 250 nghìn đồng/kg, loại 50 – 70kg/con được bán với giá 1 triệu đồng/kg. Trứng cá tầm được bán với giá rất cao, lên tới 4 – 5 nghìn đô la Mỹ/kg.

“Từ khi chúng tôi đưa cá tầm lên đây, thu nhập của người dân địa phương tăng lên nhiều. Nhiều hộ dân học theo chúng tôi. Giờ nhà nào cũng nuôi, có nhà 6 lồng, có nhà 10 lồng gồm cả cá bản địa và cá tầm”, ông Lan kể.

Nhận rõ hiệu quả của mô hình nuôi cá tầm, tỉnh Sơn La đã phê duyệt cho huyện Mường La 7ha dành để nuôi cá tầm trong tổng diện tích 10ha mặt nước nuôi thủy sản.

“Với các hộ đang nuôi cá lồng nước ngọt theo kiểu dân dã, thu nhập bình quân chỉ khoảng 30 – 35 triệu đồng/lồng/năm. Còn với cá tầm, sản lượng mỗi năm của toàn huyện đạt khoảng 200 tấn, giá bán bình quân 200 – 300 nghìn đồng/kg, loại đặc sản khoảng 1,5 – 2 triêu đồng/kg, loại cá trứng có khi đạt giá bán 200 – 300 triệu đồng/con, thì tổng doanh thu chưa tính chi phí ước tính khoảng 600 tỷ đồng, nếu trừ 50% chi phí thì mỗi năm đem lại lợi nhuận 200 – 300 tỷ đồng cho các hộ nuôi. Tổng doanh thu thủy sản của huyện ước khoảng 700 tỷ đồng/năm thì có tới 600 tỷ đồng là doanh thu từ cá tầm ”, lãnh đạo huyện Mường La nhấn mạnh lợi ích lớn của mô hình nuôi cá tầm.

Hiện sản phẩm cá tầm của huyện Mường La đã đạt tiêu chuẩn organic châu Âu, sạch hữu cơ; đã có các công ty cấp 1 chuyên phân phối toàn quốc, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các thành phố lớn.

Không dừng ở thị trường trong nước, tỉnh Sơn La và huyện Mường La còn tính tới mục tiêu đến năm 2025 sẽ có sản phẩm cá tầm xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Nga... Mới đây, tỉnh Sơn La đã quyết định cho xây dựng nhà máy sản xuất cá giống nước lạnh bậc nhất khu vực Tây Bắc với giá trị hơn 60 tỷ đồng ở huyện Mường La.

Chính quyền Mường La dự kiến năm 2021 sẽ hình thành chuỗi liên kết giữa công ty cá tầm với các hợp tác xã và với bà con nông dân để nâng cao thu nhập cho người dân. Các hợp tác xã, hộ gia đình sẽ nuôi cá tầm trong 2 – 3 năm đầu, sau đó bán lại cho công ty cá tầm nuôi tiếp tục 7 – 8 năm nữa để lấy trứng và cá thương phẩm. Về giống, thức ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật thì công ty sẽ chịu trách nhiệm.

“Bà con ngày xưa có ruộng, chủ yếu sống nhờ phát triển nông nghiệp, trồng lúa và các loại cây hàng năm. Giờ không còn ruộng nương, họ chuyển sang nuôi cá, ước tính thu nhập cao hơn khoảng 5 lần so với làm nương (xưa bình quân mỗi hộ được khoảng 20 triệu đồng/năm, giờ được khoảng 100 triệu đồng/năm). Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhiều, mỗi năm giảm khoảng 4 – 5%. Hiện cả huyện chỉ còn 27% hộ nghèo, riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%”, lãnh đạo huyện Mường La phấn khởi chia sẻ.

Xuân Bách

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Ứng dụng kỹ thuật nuôi cá nước lạnh để thoát nghèo

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 25 tỉnh, thành phát triển nuôi cá nước lạnh. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nước lạnh và coi đây là thế mạnh để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Đang cập nhật dữ liệu !