Đắk Lắk dự kiến cuối năm 2020 vượt chỉ tiêu được giao về giảm nghèo

Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Đắk Lắk giảm 4,36% so với cuối năm 2019 xuống còn 4,97%, bình quân cả giai đoạn đạt 2,88%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2019 so với năm 2018 trên địa bàn toàn tỉnh giảm 3,48%, từ 12,81% xuống còn 9,33%.

Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm được 6,56%, từ 25,49% xuống còn 18,93%; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm 8,38%, từ 42,25% xuống còn 33,87%; tỷ lệ hộ nghèo tại các thôn, buôn đặc biệt khó khăn giảm giảm 6,4%, từ 27,62% xuống còn 21,22%.

Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 4,36% so với cuối năm 2019 xuống còn 4,97%, bình quân cả giai đoạn đạt 2,88%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (Thủ tướng Chính phủ giao 2,67%/năm, HĐND tỉnh giao 2,87%/năm, đến cuối 2020).

{keywords}
Đắk Lắk dự kiến cuối năm 2020 vượt chỉ tiêu được giao về giảm nghèo. (Ảnh minh họa)

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 4,3%, xuống còn 14,63%, bình quân cả giai đoạn đạt 4,51%/năm (kế hoạch HĐND tỉnh giao là 4 - 4,5%/năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn giảm 4,57%, xuống còn 27,97%, bình quân cả giai đoạn đạt 5,50%/năm (kế hoạch HĐND tỉnh giao là 4 - 4,5%/năm), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Liên quan đến kết quả thực hiện mục tiêu đưa các địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, tỉnh Đắk Lắk ước tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo tại các xã ĐBKK giảm xuống còn 27,97%, bình quân cả giai đoạn đạt 5,5%/năm.

Tuy nhiên, chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao do những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số địa phương, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo chiếm tỷ lệ còn cao. Vẫn còn 3/15 đơn vị cấp huyện (huyện Krông Bông, huyện Lắk, huyện M’Drắk) chưa có xã nào đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; mức độ thiếu hụt tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch và vệ sinh còn cao.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk  cũng đạt được kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể khác theo khung kết quả Chương trình giai đoạn 2016-2020.

Cụ thể, tỷ lệ số xã đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật theo quy định của Bộ Giao thông vận tải đến cuối năm 2019 đạt 86,96%; phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 100%.

Tỷ lệ thôn, buôn đặc biệt khó khăn có trục đường giao thông được cứng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải đến cuối năm 2019 đạt 74,45%; dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 85,6%.

Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đến cuối năm 2019 đạt 100%. Tỷ lệ trạm y tế xã đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đến cuối năm 2019 đạt 100%. Tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn có mạng lưới trường mầm non, phổ thông, trung tâm học tập cộng đồng đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và phổ biến kiến thức cho người dân đến cuối năm 2019 đạt 100%;

Cùng với đó, tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn có trường học đạt chuẩn nông thôn mới đến cuối năm 2019 đạt 23,91%; phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 50%; tỷ lệ hộ gia đình tại các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 81,72%; dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 90%.

Các công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn đáp ứng được 63,68% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm; dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 75%. 100% cộng tác viên làm công tác giảm nghèo cấp xã; cán bộ thôn, buôn ĐBKK đã được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo, lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng. Năm 2020, Đắk Lắk tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, đào tạo cho đội ngũ nhân sự cấp cơ sở và cộng đồng để góp phần thực hiện tốt chương trình.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !