Tạo luồng sinh khí mới đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số

“Việc thực hiện tốt Đề án tuy chưa phải là “bài thuốc” đặc trị để giải quyết tất cả các vấn đề đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng chắc chắn là luồng sinh khí mới mà Quốc hội đã thông qua”.

Đây là phát biểu giải trình thêm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến về Đề án Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

{keywords}
Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến 

Ngày 8/6, Quốc hội bắt đầu bước vào đợt hai, Kỳ họp thứ 9, Khoá XIV theo phương thức họp tập trung. Ngay ngày làm việc đầu tiên của đợt hai, bên cạnh nhiều nội dung quan trọng khác, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Các đại biểu tập trung cho ý kiến về phạm vi, đối tượng, địa bàn của Chương trình mục tiêu quốc gia; về quan điểm, nguyên tắc, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia; về tổng mức đầu tư và cơ cấu các nguồn vốn, tính khả thi trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia; về nội dung, giải pháp, đề xuất nguồn lực và sự phù hợp, tính khả thi các dự án, tiểu dự án cụ thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia; vấn đề quản lý, hạn chế, chấm dứt tình trạng di cư tự phát; về phát triển làng nghề vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; về xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi…

{keywords}
(Ảnh minh họa: Đỗ Tiến Sỹ)

Các Đại biểu Quốc hội đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, chu đáo, toàn diện, khách quan, có sức thuyết phục của Chính phủ; khẳng định sự cần thiết của Chương trình đối với sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đồng thời, các ĐBQH đồng tình, thống nhất về phạm vi, đối tượng, mục tiêu, nội dung của Chương trình, đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình này.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, khi thực hiện Chương trình cần tính đến sự trùng lặp, tránh chồng chéo với các Chương trình MTQG khác để đầu tư ngân sách cho hiệu quả.

Đại biểu nhấn mạnh, chương trình cần mang lại hiệu quả bền vững, phát huy lợi thế, tiềm năng đặc thù của từng vùng miền, dân tộc. “Làm sao Chương trình phải phát huy được tính tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa bày tỏ.

Với vai trò là Uỷ viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục- Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cũng kiến nghị Chương trình dành sự quan tâm đến đối tượng là trẻ em dân tộc thiểu số; chú trọng lồng ghép giới để giải quyết vấn đề của phụ nữ và trẻ em gái là rất cần thiết.

Vì vậy, khi triển khai thực hiện, đại biểu nhấn mạnh “cần đưa ra những giải pháp cụ thể để thực hiện tốt mục tiêu này”. 

Ở góc nhìn khác, đại biểu Âu Thị Mai (Đoàn đại biểu tỉnhTuyên Quang) bày tỏ vui mừng khi vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS, với các giải pháp cụ thể đã được đặt ra trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đại biểu đề nghị, Chính phủ quan tâm bố trí nguồn lực để thực hiện hiệu quả nội dung này…

Phát biểu giải trình thêm về Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Thời gian qua, Quốc hội đã rất quan tâm đến chính sách dân tộc. Chưa có khóa Quốc hội nào lại quyết định nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách dân tộc như Quốc hội khóa XIV.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến cho biết, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 có tính đặc thù, tích hợp để thực hiện các chính sách dân tộc. Chương trình là 1 trong 8 nhóm giải pháp đặt ra trong Đề án Tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

“Việc thực hiện tốt Đề án tuy chưa phải là “bài thuốc” đặc trị để giải quyết tất cả các vấn đề đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng chắc chắn là luồng sinh khí mới mà Quốc hội đã thông qua. Chính phủ triển khai thực hiện quyết liệt, sẽ thay đổi hẳn tư duy và đời sống đồng bào DTTS sẽ được nâng lên rõ rệt”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

N. Huyền 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !