Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Nỗ lực đổi mới của ngành BHXH đã tạo chuyển biến rõ nét.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, những năm vừa qua, nỗ lực đổi mới của ngành bảo hiểm đã tạo chuyển biến rõ nét.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chỉ khi nào chúng ta có một hệ thống bảo hiểm với độ bao phủ lớn, cơ bản toàn dân thì hệ thống an sinh xã hội mới bền vững”

Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đánh giá những chuyển biến rõ nét trong lĩnh vực bảo hiểm, Phó Thủ tướng nêu,năm 2014, Chính phủ ban hành nghị quyết đầu tiên (Nghị quyết 19/NQ-CP) về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, BHXH và thuế; điện lực được chọn là hai khâu đột phá.

Sau một thời gian rất ngắn, BHXH đã vượt qua rất nhiều khó khăn, để có những bước tiến mạnh mẽ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành bảo hiểm, mang lại niềm tin cho quyết tâm thực hiện đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đơn cử, năm 2014, khi nhiều ý kiến cho rằng ngành bảo hiểm rất khó đạt mục tiêu 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 theo Nghị quyết số 68/2013/QH13 ban hành ngày 23/11/2013, thì bằng nhiều giải pháp, cách làm mới, năm 2015 tỷ lệ người dân tham gia BHYT đã đạt 80%, và đến năm 2020 cả nước có khoảng 88 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,85%.

Trong khi các nước thường mất khoảng 40 năm đến 80 năm để đạt tỷ lệ bao phủ BHYT từ 90% trở lên thì Việt Nam chỉ mất 17 năm.

“Đây là sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lực lượng truyền thông để thay đổi nhận thức của người dân nhưng không thể không ghi nhận vai trò nòng cốt của BHXH Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

BHXH Việt Nam đã hợp tác với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VN-Post) hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu về BHYT của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Nhờ có tin học hóa nên hàng năm công tác giám định thông tin thanh toán đã giúp chống thất thoát, tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng, dù số lượng người khám chữa bệnh tăng qua các năm (năm 2020 là hơn 167 triệu lượt) với trên 20.000 loại thuốc, hơn 8.000 dịch vụ kỹ thuật.

Lĩnh vực BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHXH tự nguyện cũng có chuyển biến mạnh mẽ. Diện bao phủ BHXH được mở rộng với hơn 16,1 triệu người tham gia, đạt 32,6% lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện gần 1,1 triệu người, tăng 494 nghìn người, gần gấp đôi so với năm 2019 là nông dân và lao động khu vực phi chính thức; gần 13,3 triệu người tham gia BHTN (đạt khoảng 27% lực lượng lao động trong độ tuổi).

Trong thời gian tới đây, BHXH Việt Nam cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa, tìm tòi cách làm mới để tiếp tục duy trì, mở rộng độ bao phủ BHYT, đặc biệt là tăng nhanh tỷ lệ người lao động tham gia BHXH (bắt buộc và tự nguyện), BHTN. Trước hết phải thay đổi thói quen của người dân tự tiết kiệm, tích trữ phòng lúc khó khăn sang mua bảo hiểm, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội chung.

Phó Thủ tướng đề nghị BHXH Việt Nam phải xây dựng chiến lược, bước đi dài hơi, bài bản, đầu tư dài hạn; nhìn thẳng vào các hạn chế, bất cập trong phát triển BHYT, BHXH, BHTN; linh hoạt, sáng tạo khi triển khai thực hiện.

Từ kết quả hợp tác với VN-Post khi mở rộng BHXH tự nguyện trong 2 năm 2019-2020, Phó Thủ tướng cho rằng BHXH Việt Nam cần chủ động mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp khác, trước hết là trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe, cùng nhau xây dựng các gói bảo hiểm đa dạng, phù hợp với từng phân khúc thị trường. Đồng thời giúp cho công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm minh bạch, vì lợi ích của nhân dân.

Trong phát triển BHXH tự nguyện, BHTN, Phó Thủ tướng cho rằng bên cạnh việc giao chỉ tiêu cho địa phương như BHYT, quan trọng nhất là phải thay đổi suy nghĩ, thói quen của người lao động.

“Các đồng chí cần nghiên cứu phương án đưa ra các gói bảo hiểm có mệnh giá rất thấp, rất nhỏ về giá trị trong một số năm để thay đổi thói quen của người dân, đồng thời kết hợp với một số chương trình hỗ trợ an sinh xã hội. Chỉ khi nào chúng ta có một hệ thống bảo hiểm với độ bao phủ lớn, cơ bản toàn dân thì hệ thống an sinh xã hội mới bền vững”, Phó Thủ tướng gợi mở và tin tưởng BHXH Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu đề ra.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với BHYT (BHXH Việt Nam), “không được coi mình là cấp trên của BHYT” để bàn bạc, thảo luận thẳng thắn, cởi mở, đưa ra giải pháp phù hợp,

Từ kinh nghiệm phối hợp giữa BHYT và ngành y tế, Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ với BHXH Việt Nam trong xây dựng, liên thông cơ sở dữ liệu về BHXH. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để ngành LĐ-TB&XH bước vào nhóm dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính và công nghệ thông tin.

Phó Thủ tướng tin tưởng BHXH Việt Nam tiếp tục có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, người dân có mức thu nhập cao và được sống trong một xã hội an bình, tràn đầy tình yêu thương, luôn quan tâm đến nhau…

N. Huyền 

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị bệnh Covid-19

Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế có Công văn số 9262/BHYT-BH về hợp đồng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, trạm y tế lưu động.

Hơn 5,6 triệu người quên mật khẩu VSSID, có người xin cấp lại 40 lần/tháng

Đã có khoảng 5,6 triệu lượt người (tương đương 26% số người có tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH) sử dụng chức năng "Quên mật khẩu". Thay vì ghi  nhớ mật khẩu, nhiều người tiện tay bấm 'quên mật khẩu' cho tiện

Chiến dịch lớn nhất hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Những ngày qua, hàng triệu người lao động trên cả nước đã được nhận tiền hỗ trợ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Cảnh báo tin nhắn lừa đảo về hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cảnh báo người lao động khi nhận được các tin nhắn có đầu số 052... thông báo về việc nhận trợ cấp Covid-19, người dân cần cảnh giác, hoặc thông báo đến số hotline của BHXH Việt Nam 1900.9068 để được hỗ trợ

Đề xuất thanh tra, kiểm tra các đơn vị không tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ

Đề xuất UBND tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị không tham gia BHXH hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ trong đơn vị nhưng vẫn quyết toán thuế thu nhập DN; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra

Sớm trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, giảm mức đóng Quỹ BHTN

Đại biểu đề nghị cần sửa đổi để quy định linh hoạt hơn nhằm giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ ốm đau và thai sản cho cả người sử dụng lao động và người lao động,

BHXH tỉnh Bình Thuận đảm bảo nhiệm vụ an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 nên nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh hoặc phải thực hiện “3 tại chỗ” để duy trì nên chi phí lớn, doanh thu giảm sút, dẫn đến nợ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kéo dài, đời sống người lao động bị ảnh hưởng 

Lạng Sơn: 100 % học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Theo BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm học 2020-2021, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 446 cơ sở giáo dục và giáo giục, nghề nghiệp, với tổng số 147.264 học sinh, sinh viên (HSSV). Trong đó, 100% HSSV tham gia BHYT.

BHXH Việt Nam "thần tốc"thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP

Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách từ Nghị quyết số 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nhanh chóng chỉ đạo hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh một cách nhanh nhất. 

TP.HCM: 950.000 NLĐ nhận hỗ trợ từ quỹ BHTN

Ngày 26/10, BHXH TP.HCM cho biết trên địa bàn đã có gần 950.000 người lao động (NLĐ) nhận được hỗ trợ từ quỹ BH thất nghiệp theo Nghị quyết 116/2021 của Chính phủ.

Đang cập nhật dữ liệu !