Chuyện cảm động về 133 cụ già neo đơn nương tựa nơi cửa phật

Hơn 20 năm qua chùa Lâm Quang (số 130 đường Bến Bình Đông, P.14, Q.8, TP.HCM) là mái nhà chung của 133 cụ bà neo đơn không nơi nương tựa.
Chuyện cảm động về 133 cụ già neo đơn nương tựa nơi cửa phật - ảnh 1

Chùa Lâm Quang-Mái nhà chung của 133 cụ già neo đơn không nơi nương tựa

Chùa Lâm Quang nằm khuất sâu trong một con hẻm nhỏ giữa một khu dân cư nghèo. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là chùa giản dị, được bài trí đơn sơ. Có lẽ toàn bộ nguồn lực mà nhà chùa có được đã được dồn hết cho việc chăm sóc các cụ bà từ khắp mọi miền đất nước về sống nơi đây.

Bước chân vào cổng chùa, chúng tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm bởi một không khí trầm lắng nhưng lại chứa chan tình cảm bao la của các ni cô đang chăm sóc cho những cụ bà già yếu.

Họ-mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau nhưng lại đều xuất thân từ những gia đình quá khó khăn, con cái người mất người còn hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng nên đành đến nương náu nơi cửa Phật.

Chuyện cảm động về 133 cụ già neo đơn nương tựa nơi cửa phật - ảnh 2

Sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến tự tay đút từng thìa cháo cho một cụ bà đã hơn 90 tuổi

Ngồi đưa từng thìa cháo cho một cụ bà tuổi trên 90, sư cô Thích Nữ Hạnh Tuyến, trụ trì chùa Lâm Quang kể: “Mới 6 tuổi tôi đã có duyên đến với cửa Phật. Sư phụ tôi năm xưa cũng dang rộng vòng tay nhân ái đón nhận nhiều mảnh đời bất hạnh. Đến khi sư phụ mất tôi là một học trò luôn luôn tâm niệm và làm theo tâm nguyện của sư phụ khi còn sống, đó là luôn mở rộng vòng tay từ bi của nhà Phật cho những mảnh đời bất hạnh, khó khăn”.

Thái độ ân cần, chăm chút từng miếng cơm, tay đưa đấm bóp cho từng cụ bà mới biết được tấm lòng bao la của sư cô Hạnh Tuyến. Tình cảm đó như được lan tỏa ra tất cả những ni cô khác trong chùa.

Bà Nguyễn Thị Tư (85 tuổi, ngụ Q. 6) xuất thân trong một gia đình nghèo. Sau khi chồng mất bà chỉ còn lại người con trai duy nhất. Số phận bạc bẽo, người con trai của bà mất vì bệnh hiểm nghèo. Vậy là bà đến nương náu cửa chùa hơn 10 năm nay. 

“Nhà không còn ai, tôi chỉ có thể đến nương tựa cửa Phật. Suốt 10 năm nay tôi già cả, hay bệnh tật vậy mà các sư cô, những người tình nguyện vẫn ngày đêm chăm sóc, tôi chẳng biết nói gì ngoài hai từ cảm ơn”- bà Tư rưng rưng kể.

Chuyện cảm động về 133 cụ già neo đơn nương tựa nơi cửa phật - ảnh 3

Những người dân xung quanh dù không thân thích, ruột thịt nhưng vẫn đến thăm hỏi động viên những cụ bà bất hạnh

“Thấy sư cô cùng các ni cô tất bật ngày đêm lo cho cả trăm con người không ngơi nghỉ mình thương lắm. Khi nào rảnh mình lại ra đây phụ giúp nấu cơm, nhặt rau, quét nhà phụ giúp chùa. Đó cũng là cách để mình thể hiện tấm lòng hướng thiện nơi cửa Phật” - Bà Trần Thị Ty, nhà ngay cạnh chùa chia sẻ.

Hiện nay chùa Lâm Quang có đến 14 tình nguyện viên thay phiên nhau chăm sóc những người già trong chùa. Có nhiều cụ bà tuổi đã hơn 90 chỉ biết nằm một chỗ, nhiều cụ mắc bệnh lẩn thẩn, mất trí nhớ. Mọi sinh hoạt cá nhân đều do các ni cô và tình nguyện viên giúp đỡ. 

Chăm sóc người già đã khổ, chăm sóc người già bệnh tật, bệnh tâm thần còn khó khăn gấp bội lần. Vậy mà các ni sư và những tình nguyện viên vẫn âm thầm bền bỉ với công việc bằng tất cả tình yêu thương, lòng kính trọng. 

Nhiều cụ khi mới vào chùa đã mắc nhiều bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp…Có những cụ khi đến với cửa chùa đến khi trút hơi thở cuối cùng sư cô Huệ Tuyến không thể biết được cụ tên gì, bao nhiêu tuổi, đến từ đâu. Chính vì thế, khi cụ đã an nghỉ, sư cô Huệ Tuyến phải đặt cho cụ một Pháp danh.

Để có kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc các cụ bà các ni cô trong chùa phải ngày đêm làm thêm nhiều việc như làm nhang, bán xôi, bán hủ tiếu hay thậm chí là đi phục vụ nấu các món ăn chay cho các gia đình phật tử mỗi khi có đám giỗ. 

Tấm lòng nhân ái của sư cô trụ trì và các ni cô đã lan tỏa đến nhiều nhà hảo tâm. Người đóng góp tiền, người đóng góp gạo, người đóng góp dầu ăn… để tiếp thêm kinh phí trang trải cho những bữa ăn của các cụ bà.

Chuyện cảm động về 133 cụ già neo đơn nương tựa nơi cửa phật - ảnh 4

Các ni cô thường xuyên đo huyết áp, theo dõi sát sao sức khỏe của các cụ già

Mỗi buổi sáng các ni cô đã dậy từ 4h sáng, chuẩn bị mọi nguyên liệu để kịp đẩy xe ra chợ bán hủ tiếu và chuẩn bị bữa ăn sáng cho các cụ bà. Nhiều cụ bà còn khỏe thấy các ni cô tất bật cũng xắn tay áo xuống phụ nấu nướng. Người nhặt rau, người nấu nước lèo, người rửa chén bát... Rồi cứ như vậy, những câu chuyện của các ni cô kể với các bà, các mẹ cứ tiếp tục như không bao giờ dứt. Rồi những tiếng cười xòa của các bà cụ, của các ni cô làm không khí trong chùa thật ấm áp.

20 năm gắn bó với công việc, ni sư Thích Nữ Huệ Tuyến và các đệ tử chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi vì họ xem đây chính là cơ duyên của mình. Làm theo tâm nguyện của các bậc tiền nhân kiếp này xin được chở che những mái đầu bạc, để họ cảm thấy sống ở đây cũng như sống ở chính gia đình mình.

An Hà - Nguyễn Tuấn

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !