Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
Bác sĩ nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm |
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Phổ biến nhất được kể đến là dùng thuốc và phẫu thuật. Hai phương pháp này tuy có hiệu quả nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Các loại thuốc trị đau nhức khi sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ trong cơ thể gây tác dụng phụ đồng thời ảnh hưởng đến gan, thận. Còn phẫu thuật lại luôn tồn tại tỉ lệ biến chứng và sau các cuộc đại phẫu, bệnh nhân thường phải mất rất nhiều thời gian để tập luyện phục hồi chức năng.
Bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Trung tâm trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare tại TP.HCM - chia sẻ: “Bên trong đĩa đệm có rất nhiều mô cảm biến chuyển động làm việc như một máy bơm giúp đĩa đệm khỏe mạnh.
Khi cột sống chuyển động, nước sẽ được bơm ra vào đĩa đệm đều đặn, đồng thời các mô cảm biến chuyển động này còn giúp truyền thông tin đến não.
Khi não nhận đủ thông tin nó sẽ điều hành các bộ phận khác trong cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng nếu cột sống và đĩa đệm không chuyển động đủ, làm gián đoạn thông tin, não sẽ hiểu rằng đang có vấn đề xảy ra và phát tín hiệu đau kèm theo đó là đĩa đệm bị khô do không được bơm đủ nước, nứt vỡ và rò rỉ chất dịch”.
Do đó, để chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, việc duy trì và đảm bảo khả năng chuyển động của cột sống là điều vô cùng thiết yếu.
Trị liệu thần kinh cột sống chính là phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn, giúp bệnh nhân vận động cơ khớp hiệu quả.
Bác sĩ Paul cho biết thêm: “Để điều trị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ nắn chỉnh thần kinh cột sống, dùng tay tác động lên những vùng mất khả năng chuyển động hoặc chuyển động không thích hợp, đưa các đốt sống bị lệch trở về vị trí cân bằng và trả lại sự chuyển động bình thường cho các khớp, nhằm tăng khả năng chữa bệnh”.
Ngoài ra, trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ thần kinh cột sống còn sẽ hướng dẫn điều chỉnh các tư thế thích hợp khi nâng vác, gập người; khi đứng, ngồi và ngủ để hạn chế cơn đau cổ, đau lưng.
Song song đó thực hiện các hoạt động thể dục, bài tập chuyên biệt cho vùng lưng và cổ đều đặn để tăng sức mạnh cho cơ bắp hỗ trợ cột sống. Bệnh nhân cũng cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không hút thuốc; tập thiền và yoga, chườm lạnh và hạn chế căng thẳng là những biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ quá trình phục hồi sau điều trị.
Nếu theo sát phác đồ điều trị và làm theo đúng các lời khuyên của bác sĩ, thường xuyên tập luyện thêm tại nhà, bệnh nhân có thể giảm đáng kể các cơn đau do thoát vị đĩa đệm chỉ sau 2 – 3 tháng điều trị.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên chờ đến khi các đĩa đệm có vấn đề trở nên nghiêm trọng thì mới bắt đầu tìm đến bác sĩ. Vì khi đó các tổn thương và chèn ép đã quá sâu, các phương pháp điều trị bảo tồn sẽ không phát huy hết hiệu quả đồng thời phải mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn để chữa trị.
Trong những trường hợp xấu nhất, phẫu thuật là điều không thể tránh khỏi.